Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có nhiệm vụ, quyền hạn gì về quản lý, sử dụng đất đai mới nhất?
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 09/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (sau đây gọi là Ban Quản lý) là tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (sau đây gọi là Khu Công nghệ cao) theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hình từ Internet)
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc có nhiệm vụ, quyền hạn gì về quản lý, sử dụng đất đai?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về quản lý, sử dụng đất đai theo khoản 11 Điều 2 Quyết định 09/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
11. Về quản lý, sử dụng đất đai
a) Được giao đất (gồm cả đất và mặt nước) để tổ chức xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Khu Công nghệ cao;
c) Quyết định giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất đã giao lại hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định giá đất cụ thể tính thu tiền thuê đất; ban hành hệ số điều chỉnh giá đất và tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hằng năm sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; chấp thuận đơn giá cho thuê lại đất theo đề xuất của chủ đầu tư hạ tầng; xác định và thông báo các nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất;
đ) Quyết định miễn, giảm tiền thuê đất và xác định số tiền thuê đất được miễn, giảm đối với từng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
g) Tổ chức thẩm định nhu cầu sử dụng đất và điều kiện cho thuê đất; quản lý, theo dõi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai của người sử dụng đất.
...
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về quản lý, sử dụng đất đai gồm:
- Được giao đất (gồm cả đất và mặt nước) để tổ chức xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng và các cơ quan liên quan để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Khu Công nghệ cao;
- Quyết định giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, thu hồi đất đã giao lại hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật;
- Quyết định giá đất cụ thể tính thu tiền thuê đất; ban hành hệ số điều chỉnh giá đất và tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hằng năm sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; chấp thuận đơn giá cho thuê lại đất theo đề xuất của chủ đầu tư hạ tầng; xác định và thông báo các nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất;
- Quyết định miễn, giảm tiền thuê đất và xác định số tiền thuê đất được miễn, giảm đối với từng dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tổ chức thẩm định nhu cầu sử dụng đất và điều kiện cho thuê đất; quản lý, theo dõi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai của người sử dụng đất.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Quyết định 09/2019/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Ban Kế hoạch - Tài chính.
3. Ban Hợp tác và Đầu tư.
4. Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường.
5. Ban Khoa học và Công nghệ.
6. Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo công nghệ cao.
7. Trung tâm Dịch vụ và Đổi mới công nghệ.
Các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này là tổ chức giúp Trưởng ban Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý.
Trưởng ban Ban Quản lý quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Ban Quản lý trong phạm vi thẩm quyền được giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy định như sau:
(1) Văn phòng.
(2) Ban Kế hoạch - Tài chính.
(3) Ban Hợp tác và Đầu tư.
(4) Ban Quy hoạch, Xây dựng và Môi trường.
(5) Ban Khoa học và Công nghệ.
(6) Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo công nghệ cao.
(7) Trung tâm Dịch vụ và Đổi mới công nghệ.
Lưu ý:
+ Các đơn vị quy định từ khoản (1) đến khoản (5) Điều này là tổ chức giúp Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
+ Các đơn vị quy định tại khoản (6) và khoản (7) Điều này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
+ Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc trong phạm vi thẩm quyền được giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?