Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc của ai? Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc của ai?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thu, quản lý nợ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ chịu sự quân lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ (Hình từ Internet)
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tham mua giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc:
1.1. Đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác quản lý thu, quản lý nợ và lộ trình phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; ủy quyền trong công tác thu.
1.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án về công tác quản lý thu, quản lý nợ, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
1.3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về: Quản lý thu, quản lý nợ và xác định, khai thác, quản lý, phát triển đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thu, quản lý nợ, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trong công tác xác định, khai thác, quản lý, phát triển đối tượng, quản lý thu, quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
1.5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội tỉnh trong công tác: Bồi dưỡng kỹ năng khai thác, phát triển đối tượng và cấp giấy chứng nhận; quản lý đại lý thu, nhân viên đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
1.6. Xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với tổ chức dịch vụ được ủy quyền thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và cá nhân theo quy định của pháp luật.
1.7. Nghiên cứu, xây dựng mẫu thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng kế hoạch về mua sắm, cấp phôi, in sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
1.8. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về xem xét, giải quyết việc tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.9. Phối hợp với Vụ Pháp chế chỉ đạo, hướng dẫn việc gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật khi phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
…
Theo đó, trong việc tham mua giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức gồm 06 phòng:
1.1. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
1.2. Phòng Quản lý thu và Khai thác đối tượng bắt buộc.
1.3. Phòng Quản lý thu và Phát triển đối tượng tự đóng.
1.4. Phòng Quản lý Sổ bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế.
1.5. Phòng Quản lý thông tin người tham gia.
1.6. Phòng Quản lý nợ.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng. Giúp việc Trưởng phòng có các Phó Trưởng phòng; số lượng Phó Trưởng phòng theo quy định tại Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo quy định.
2. Biên chế của Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ do Tổng Giám đốc giao. Công chức, viên chức của Ban được tuyển dụng theo quy định hiện hành, làm việc theo Quy chế làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quy chế làm việc của đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có cơ cấu tổ chức như sau:
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Phòng Quản lý thu và Khai thác đối tượng bắt buộc.
- Phòng Quản lý thu và Phát triển đối tượng tự đóng.
- Phòng Quản lý Sổ bảo hiểm xã hội, Thẻ bảo hiểm y tế.
- Phòng Quản lý thông tin người tham gia.
- Phòng Quản lý nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?