Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm?
- Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng gì?
- Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm?
- Trưởng Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có được ủy quyền cho phó trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình hay không?
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về vị trí và chức năng của Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ như sau:
Vị trí và chức năng
Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thu, quản lý nợ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ chịu sự quân lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.
Như vậy, Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ là đơn vị chuyên môn giúp việc cho Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và có các chức năng như sau:
(1) Giúp Tổng Giám đốc quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thu, quản lý nợ và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
(2) Cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ
...
2.4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình phát triển đối tượng tham gia, tình hình thu, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; công tác cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng, quản lý thu, giảm nợ và hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
2.5. Trực tiếp hoặc phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra tiến hành thanh tra đột xuất các đơn vị chưa thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao.
2.6. Phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng tham gia, quản lý thu, quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý và hoàn thiện cơ sở dữ liệu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý.
2.7. Phối hợp với Trung tâm Truyền thông: Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; xây dựng ấn phẩm tuyên truyền.
2.8. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng: Tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các quy định về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và công tác cấp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
3. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học; cải cách hành chính; thi đua - khen thưởng; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; hợp tác quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
...
Như vậy, Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đối tượng tham gia, quản lý thu, quản lý nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Quản lý và hoàn thiện cơ sở dữ liệu sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lý.
Trưởng Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ có được ủy quyền cho phó trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình hay không?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 1215/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về chế độ quản lý và điều hành như sau:
Chế độ quản lý và điều hành
1. Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ do Trưởng ban quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban. Giúp việc Trưởng ban có không quá 03 Phó Trưởng ban. Trưởng ban và các Phó Trưởng ban do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Trưởng ban ban hành các quy định về phân công nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và lề lối làm việc của Ban, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định đó.
3. Trưởng ban phân công hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban. Phó Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Trưởng ban chịu trách nhiệm về quyết định của Phó Trưởng ban được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
Như vậy, trưởng Ban Quản lý Thu Sổ Thẻ được phân công hoặc ủy quyền cho phó trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?