Bán sách dưới dạng E-book thì có cần phải xin giấy phép xuất bản không? Hình thức xử phạt đối với vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản là gì?

Tôi tên Hồng Trân. Tôi có viết 1 quyển sách, nhưng tôi không in ra mà chỉ viết rồi bán trên mạng (bán thông qua dạng E-book) thì quyển sách này của tôi có phải xin giấy phép xuất bản không? Ngoài ra, tôi muốn tìm hiểu thêm về xử lý vi phạm đối với vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản? Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt ra sao?

Xuất bản phẩm điện tử là gì?

Theo khoản 4 và khoản 9 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 định nghĩa khái niệm xuất bản phẩm điện tử như sau:

- Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

+ Sách in;

+ Sách chữ nổi;

+ Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

+ Các loại lịch;

+ Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

- Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.

Như vậy, xuất bản phẩm điện tử là các tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: Sách in; tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; các loại lịch hoặc bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách, được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử.

Bán sách dưới dạng ebook thì có cần phải xin giấy phép xuất bản không?

Bán sách dưới dạng ebook thì có cần phải xin giấy phép xuất bản không?

Bán sách dưới dạng ebook thì có cần phải xin giấy phép xuất bản không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Xuất bản 2012, theo đó các trường hợp sau bị cấm trong hoạt động xuất bản bao gồm:

"Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật."

Như vậy, bán sách dưới dạng E-book là xuất bản phẩm điện tử thì cũng thuộc phạm vi phải có giấy phép xuất bản.

Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản được quy định như thế nào?

- Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.

- Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.

- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 22 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản như sau:

"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông khi thay đổi trụ sở làm việc của nhà xuất bản;

b) Không đề nghị cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng;

c) Không thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung thông tin trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thay đổi người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi một trong các nội dung sau đây mà không có giấy phép cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản: Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản; thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản; thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;

b) Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của nhà xuất bản;

c) Hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng không đủ điều kiện hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện khi nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản tại nước ngoài.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhưng giấy phép đã hết hạn.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép thành lập.

7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động nhà xuất bản khi chưa được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này."

Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 4 Nghị định này).

Giấy phép xuất bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp cơ quan chủ quản báo chí muốn thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất bản phụ trương thực hiện thế nào?
Pháp luật
Bán sách dưới dạng E-book thì có cần phải xin giấy phép xuất bản không? Hình thức xử phạt đối với vi phạm quy định về giấy phép, điều kiện hoạt động xuất bản là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép xuất bản
7,611 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép xuất bản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép xuất bản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào