Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa vào đâu?
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa vào đâu?
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Căn cứ và trách nhiệm đề xuất thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo
1. Việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo dựa vào một trong các căn cứ sau đây:
a) Văn bản giao thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ;
c) Chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
d) Chương trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật hàng năm và 05 năm của Bộ.
2. Đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề xuất thành phần Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo lấy ý kiến của Vụ Pháp chế trước khi trình Lãnh đạo Bộ quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa vào một trong các căn cứ sau:
- Văn bản giao thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ;
- Chương trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chương trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật hàng năm và 05 năm của Bộ.
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập dựa vào đâu? (Hình từ Internet)
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm những ai?
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm những ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 32/2016/TT-BTNMT như sau:
Ban soạn thảo
1. Thẩm quyền quyết định thành lập, thành phần Ban soạn thảo, nhiệm vụ của Ban soạn thảo, nhiệm vụ của Trưởng Ban soạn thảo, trách nhiệm của thành viên Ban soạn thảo và hoạt động của Ban soạn thảo được thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53 và Điều 54 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 26 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật.
2. Việc thành lập Ban soạn thảo đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ do đơn vị chủ trì soạn thảo đề xuất nếu thấy cần thiết.
Theo đó tại khoản 1 Điêu 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Thành phần Ban soạn thảo
1. Ban soạn thảo gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học. Đối với Bạn soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Ban soạn thảo phải có ít nhất là chín người.2. Thành viên Ban soạn thảo là chuyên gia, nhà khoa học phải là người am hiểu các vấn đề chuyên môn liên quan đến dự án, dự thảo và có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban soạn thảo.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có ít nhất là chín người gồm Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và thành viên khác là đại diện cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Đối với Bạn soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì thành phần Ban soạn thảo phải có các thành viên là đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ.
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ như thế nào?
Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:
Nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo, thành viên Ban soạn thảo
1. Ban soạn thảo có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
2. Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Xem xét, thông qua đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
b) Thảo luận về nội dung của dự thảo văn bản, tờ trình, nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Bảo đảm các quy định của dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
3. Trưởng Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;
b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo;
c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban soạn thảo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài nguyên và Môi trường có các nhiệm vụ sau:
- Xem xét, thông qua đề cương chi tiết dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết;
- Thảo luận về nội dung của dự thảo văn bản, tờ trình, nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bảo đảm các quy định của dự thảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật; bảo đảm tính khả thi của văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?