Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương bao gồm những ai và Thủ trưởng đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Thủ trưởng đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Công Thương
1. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về các văn bản quy phạm pháp luật và các thông tin cần thiết mà đơn vị mình được phân công làm đầu mối có liên quan đến công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát thuộc trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân để Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
3. Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, trong trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết được thì cần nêu rõ lý do, và thông báo kết quả giải quyết đến Ban Thanh tra nhân dân trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
4. Phối hợp chặt chẽ và tạo các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, Thủ trưởng đơn vị thuộc Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như sau:
- Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về các văn bản quy phạm pháp luật và các thông tin cần thiết mà đơn vị mình được phân công làm đầu mối có liên quan đến công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát thuộc trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân để Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
- Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, trong trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết được thì cần nêu rõ lý do, và thông báo kết quả giải quyết đến Ban Thanh tra nhân dân trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
- Phối hợp chặt chẽ và tạo các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ.
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Ủy viên Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy viên Ban Thanh tra nhân dân
1. Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm cá nhân được phân công và báo cáo công việc do mình phụ trách tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân.
2. Bố trí thời gian phù hợp để nghiên cứu, giải quyết các công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân; chủ động đề xuất giải pháp xử lý công việc và cùng tập thể Ban Thanh tra nhân dân giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân và có ý kiến, thay cho việc biểu quyết, trong trường hợp không tổ chức cuộc họp để giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
4. Không nói và làm trái với các quyết nghị giải quyết công việc đã được thông qua. Trong trường hợp có ý kiến khác với các quyết nghị đó thì vẫn phải chấp hành và được trình bày ý kiến cá nhân của mình tại cuộc họp gần nhất của Ban Thanh tra nhân dân.
Theo đó, Ủy viên Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm cá nhân được phân công và báo cáo công việc do mình phụ trách tại các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân.
- Bố trí thời gian phù hợp để nghiên cứu, giải quyết các công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân; chủ động đề xuất giải pháp xử lý công việc và cùng tập thể Ban Thanh tra nhân dân giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân và có ý kiến, thay cho việc biểu quyết, trong trường hợp không tổ chức cuộc họp để giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
- Không nói và làm trái với các quyết nghị giải quyết công việc đã được thông qua.
Trong trường hợp có ý kiến khác với các quyết nghị đó thì vẫn phải chấp hành và được trình bày ý kiến cá nhân của mình tại cuộc họp gần nhất của Ban Thanh tra nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương
1. Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (dưới đây gọi tắt là Ban Thanh tra nhân dân) là tổ chức thanh tra của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương do Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Ban Thanh tra nhân dân gồm 09 (chín) thành viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Cơ quan Bộ Công Thương, trong đó có 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) Phó Trưởng Ban và 07 (bảy) Ủy viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 (hai) năm, bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ nhất (2008 – 2010).
4. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (dưới đây gọi tắt là Ban Thanh tra nhân dân) là tổ chức thanh tra của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương do Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban Thanh tra nhân dân gồm 09 (chín) thành viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Cơ quan Bộ Công Thương, trong đó có 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) Phó Trưởng Ban và 07 (bảy) Ủy viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?