Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? Ban Thư ký này có những quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6.1 Điều 6 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký
6.1. Cơ cấu tổ chức
- Tổng Thư ký là Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Phó Tổng Thư ký là 01 Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, do Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia bổ nhiệm;
- Ban Thư ký bao gồm Ban Thư ký điều hành gồm các thành viên do Tổng Thư ký bổ nhiệm, các thành viên do các cơ quan liên quan giới thiệu và các tiểu ban giúp việc bao gồm: Tiểu ban tài chính, Tiểu ban lễ tân, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tiểu ban truyền thông và quan hệ cộng đồng, Tiểu ban Tạp chí Tiếp thị và Thương hiệu, Tiểu ban Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên, Tiểu ban nghiên cứu và phát triển, Tiểu ban Giải thưởng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
- Tổng Thư ký là Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Phó Tổng Thư ký là 01 Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, do Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia bổ nhiệm;
- Ban Thư ký bao gồm Ban Thư ký điều hành gồm các thành viên do Tổng Thư ký bổ nhiệm, các thành viên do các cơ quan liên quan giới thiệu và các tiểu ban giúp việc bao gồm: Tiểu ban tài chính, Tiểu ban lễ tân, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Tiểu ban truyền thông và quan hệ cộng đồng, Tiểu ban Tạp chí Tiếp thị và Thương hiệu, Tiểu ban Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên, Tiểu ban nghiên cứu và phát triển, Tiểu ban Giải thưởng.
Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những quyền hạn và nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 6.2 Điều 6 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký
…
6.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Ban Thư ký là Bộ phận giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nhiệm vụ của Ban Thư ký điều hành: Quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát các nội dung của Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Báo cáo các hoạt động triển khai trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tập hợp các đề xuất, xây dựng các đề án chi tiết và tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Hậu cần và phục vụ các cuộc họp của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược;
- Xây dựng và quản lý Tạp chí Tiếp thị và Thương hiệu của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tổ chức Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên;
- Nhiệm vụ của các Tiểu ban: tiến hành các hoạt động do Tổng Thư ký phân công nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và phối hợp với Hội đồng các Ban chuyên gia lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia và các giải thưởng của Chương trình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có những quyền hạn và nhiệm sau:
- Ban Thư ký là Bộ phận giúp việc cho Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Nhiệm vụ của Ban Thư ký điều hành: Quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát các nội dung của Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Báo cáo các hoạt động triển khai trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tập hợp các đề xuất, xây dựng các đề án chi tiết và tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Hậu cần và phục vụ các cuộc họp của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược;
- Xây dựng và quản lý Tạp chí Tiếp thị và Thương hiệu của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia;
- Tổ chức Diễn đàn Tiếp thị và Thương hiệu thường niên;
- Nhiệm vụ của các Tiểu ban: tiến hành các hoạt động do Tổng Thư ký phân công nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chương trình Thương hiệu Quốc gia;
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và phối hợp với Hội đồng các Ban chuyên gia lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia và các giải thưởng của Chương trình.
Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 6.3 Điều 6 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Thư ký
…
6.3. Phương thức hoạt động
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia giao Cục Xúc tiến Thương mại là thường trực Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam;
- Tổng Thư ký quyết định thành lập, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký và các tiểu ban giúp việc;
- Tổng Thư ký chủ trì các cuộc họp và hoạt động triển khai bởi Ban Thư ký, có trách nhiệm điều hành, tổng hợp thông tin và báo cáo lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Thư ký Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia giao Cục Xúc tiến Thương mại là thường trực Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam;
- Tổng Thư ký quyết định thành lập, điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký và các tiểu ban giúp việc;
- Tổng Thư ký chủ trì các cuộc họp và hoạt động triển khai bởi Ban Thư ký, có trách nhiệm điều hành, tổng hợp thông tin và báo cáo lên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?