Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng là tổ chức gì?
- Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) là tổ chức gì?
- Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cơ quan thường trực của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng là cơ quan nào?
Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) là tổ chức gì?
Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được quy định tại Điều 2 Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
Chức năng của Ban Thư ký
Ban Thư ký là tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố JETP, đồng thời phối hợp với Nhóm các đối tác quốc tế trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
Theo đó, Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng hay gọi tắt là Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP à tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố JETP, đồng thời phối hợp với Nhóm các đối tác quốc tế trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Hình từ Internet)
Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được quy định tại Điều 3 Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 như sau:
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết các công việc triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, bao gồm:
+ Xây dựng và thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP phù hợp với Tuyên bố JETP để triển khai trong giai đoạn ít nhất 5 năm tới; Kế hoạch huy động nguồn lực sửa đổi, bổ sung (nếu có) trên cơ sở nhu cầu xây dựng chính sách và đầu tư của Việt Nam liên quan đến các mục tiêu chuyển đổi năng lượng công bằng.
+ Tổng hợp thông tin, báo cáo và đề xuất, kiến nghị liên quan đến triển khai thực hiện JETP cho Thủ tướng Chính phủ, bao gồm việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký; tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện các mục tiêu nêu trong Tuyên bố JETP, đề xuất điều chỉnh các mục tiêu khi cần thiết.
+ Đôn đốc và giám sát hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Nhóm các đối tác quốc tế, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) và các đối tác khác.
+ Đôn đốc giải quyết các vấn đề về quy trình thủ tục cho các tổ chức, cá nhân đề xuất chương trình, dự án tham gia thực hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP và giám sát việc thực hiện chương trình, dự án được lựa chọn.
+ Phối hợp với đại diện của Nhóm các đối tác quốc tế trong các hoạt động triển khai thực hiện JETP; tổ chức diễn đàn trao đổi, thảo luận giữa các bộ, ngành với Nhóm các đối tác quốc tế, GFANZ và các bên liên quan trong quá trình triển khai thực hiện JETP.
+ Thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin về triển khai thực hiện Tuyên bố JETP.
+ Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
- Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Phó Trưởng ban khác sử dụng con dấu của bộ mình trong giải quyết công việc thuộc nhiệm vụ của Ban Thư ký.
Cơ quan thường trực của Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng là cơ quan nào?
Theo Điều 4 Quyết định 845/QĐ-TTg năm 2023 quy định về Cơ quan thường trực và các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP như sau:
Cơ quan thường trực và các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Thư ký, sử dụng bộ máy để giúp việc, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
2. Các nhóm công tác hỗ trợ triển khai thực hiện JETP bao gồm:
a) Nhóm Tổng hợp: do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng nhóm.
b) Nhóm Thể chế, Chính sách và Đầu tư: do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập, một Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Trưởng nhóm.
c) Nhóm Công nghệ và Năng lượng: do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập, một Thứ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng nhóm.
d) Nhóm Tài chính: do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập, một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng nhóm.
Các bộ, cơ quan liên quan cử cán bộ có chuyên môn phù hợp tham gia các Nhóm công tác theo đề nghị của các Trưởng nhóm.
3. Ban Thư ký được huy động các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn để hỗ trợ, giúp việc cho Ban Thư ký khi cần thiết.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là Cơ quan thường trực Ban Thư ký, sử dụng bộ máy để giúp việc, được bảo đảm về nguồn lực, con người, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?