Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội do ai bầu và Ban Thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội do ai bầu?
Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội quy định ở khoản 1 Điều 15 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội phê duyệt kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Hội gồm:
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội (Hình từ Internet)
Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội quy định theo khoản 2 Điều 15 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
- Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;
- Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ theo khoản 3 Điều 15 Điều lệ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2021 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín qua thư hoặc email. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định; Ban thường vụ có thể họp Online hoặc họp trực tiếp.
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Như vậy, Ban Thường vụ Hội Khoa học kinh tế Hà Nội hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
- Ban Thường vụ mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
- Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp.
Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín qua thư hoặc email.
Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định; Ban thường vụ có thể họp Online hoặc họp trực tiếp.
- Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?