Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam được bầu như thế nào và Ban Thường vụ hoạt động theo nguyên tắc nào?
Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam được bầu như thế nào?
Bầu Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam theo khoản 1 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ được bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành, số lượng, cơ cấu, ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành gồm: Thường trực và các ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam được bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành, số lượng, cơ cấu, ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành gồm:
Thường trực và các ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam theo khoản 2 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ
a) Đề ra định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, các nghị quyết Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung, triệu tập các hội nghị của Ban Chấp hành;
c) Quyết định việc cử ủy viên Ban Thường vụ tham gia Thường trực Hội theo đề cử của Chủ tịch Hội.
d) Quyết định thành lập các pháp nhân trực thuộc Hội theo Nghị quyết Ban Chấp hành và quy định của pháp luật. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các pháp nhân.
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Đề ra định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, các nghị quyết Ban Chấp hành;
- Chuẩn bị nội dung, triệu tập các hội nghị của Ban Chấp hành;
- Quyết định việc cử ủy viên Ban Thường vụ tham gia Thường trực Hội theo đề cử của Chủ tịch Hội.
- Quyết định thành lập các pháp nhân trực thuộc Hội theo Nghị quyết Ban Chấp hành và quy định của pháp luật. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các pháp nhân.
Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam theo khoản 3 Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt kèm theo Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 cụ thể:
Ban Thường vụ Hội
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp thường kỳ mỗi năm ít nhất 3 (ba) lần, họp chuyên đề hoặc bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị;
c) Các cuộc họp trực tiếp (trực tuyến) của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên biểu quyết tán thành. Đối với ủy viên Ban Thường vụ không dự họp, Ban Thường vụ có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thư điện tử.
Trường hợp cần thiết giữa hai kỳ họp, Ban Thường vụ biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua việc lấy ý kiến của các ủy viên bằng văn bản hoặc thư điện tử; nếu số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Theo đó, Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
- Ban Thường vụ họp thường kỳ mỗi năm ít nhất 3 (ba) lần, họp chuyên đề hoặc bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị;
- Các cuộc họp trực tiếp (trực tuyến) của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên biểu quyết tán thành. Đối với ủy viên Ban Thường vụ không dự họp, Ban Thường vụ có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thư điện tử.
Trường hợp cần thiết giữa hai kỳ họp, Ban Thường vụ biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua việc lấy ý kiến của các ủy viên bằng văn bản hoặc thư điện tử; nếu số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?