Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào? Thông tin cần cung cấp trong Bản thuyết minh BCTC?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào?
Bản thuyết minh báo cáo tài chính được quy định tại Mục 66 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Cấu trúc
...
66. Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
a) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
b) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
c) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
d) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
e) Những thông tin khác,gồm:
(i) Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
(ii) Những thông tin phi tài chính.
Theo đó, Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác:
(1) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
(2) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
(3) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
(4) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
(5) Những thông tin khác,gồm:
- Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; và
- Những thông tin phi tài chính.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính thường được trình bày theo thứ tự nào? Thông tin cần cung cấp trong Bản thuyết minh BCTC? (hình từ internet)
Những điểm cần trình bày liên quan đến các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính?
Trình bày chính sách kế toán được quy định tại Mục 67 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC như sau:
Theo đó, phần về các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày những điểm sau đây:
(1) Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính;
(2) Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài chính.
Lưu ý: Ngoài các chính sách kế toán cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đánh giá được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) bởi vì các cơ sở này là nền tảng để lập báo cáo tài chính.
Khi doanh nghiệp sử dụng nhiều cơ sở đánh giá khác nhau để lập báo cáo tài chính, như trường hợp một số tài sản được đánh giá lại theo quy định của nhà nước, thì phải nêu rõ các tài sản và nợ phải trả áp dụng mỗi cơ sở đánh giá đó.
Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin gì trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính?
Tại Mục 73 Chuẩn mực kế toán số 21 Ban hành và công bố theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC quy định một doanh nghiệp cần phải cung cấp những thông tin sau đây trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính :
(1) Đối với mỗi loại cổ phiếu:
(i) Số cổ phiếu được phép phát hành;
(ii) Số cổ phiếu đã được phát hành và được góp vốn đầy đủ và số cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được góp vốn đầy đủ;
(iii) Mệnh giá của cổ phiếu hoặc các cổ phiếu không có mệnh giá;
(iv) Phần đối chiếu số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm đầu và cuối niên độ;
(v) Các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với cổ phiếu, kể cả những hạn chế trong việc phân phối cổ tức và việc trả lại vốn góp;
(vi) Các cổ phiếu do chính doanh nghiệp nắm giữ hoặc do các công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp nắm giữ; và
(vii) Các cổ phiếu được dự trữ để phát hành theo các cách lựa chọn và các hợp đồng bán hàng, bao gồm điều khoản và số liệu bằng tiền;
(2) Phần mô tả tính chất và mục đích của mỗi khoản dự trữ trong vốn chủ sở hữu;
(3) Phần cổ tức đã được đề xuất, hoặc được công bố sau ngày lập Bảng cân đối kế toán nhưng trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành, và
(4) Giá trị cổ tức của cổ phiếu ưu đãi luỹ kế chưa được ghi nhận.
Một doanh nghiệp không có vốn cổ phần, như công ty hợp danh, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn cần phải cung cấp những thông tin tương đương với các thông tin được yêu cầu trên đây, phản ánh những biến động của các loại vốn góp khác nhau trong suốt niên độ, cũng như các quyền lợi, ưu đãi và hạn chế gắn liền với mỗi loại vốn góp.
Các thông tin khác cần được cung cấp
Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin sau đây, trừ khi các thông tin này đã được cung cấp trong các tài liệu khác đính kèm báo cáo tài chính được công bố:
(1) Trụ sở và loại hình pháp lý của doanh nghiệp, quốc gia đã chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và địa chỉ của trụ sở doanh nghiệp (hoặc của cơ sở kinh doanh chính, nếu khác với trụ sở);
(2) Phần mô tả về tính chất của các nghiệp vụ và các hoạt động chính của doanh nghiệp;
(3) Tên của công ty mẹ và công ty mẹ của cả tập đoàn;
(4) Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công nhân viên bình quân trong niên độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?