Ban Tiếp công dân trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân?
Ban Tiếp công dân trung ương thực hiện chức năng gì?
Theo Điều 1 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024, Ban Tiếp công dân trung ương là đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, có chức năng tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi tắt là xử lý đơn) của công dân theo quy định của pháp luật; quản lý thống nhất việc xử lý đơn gửi đến Thanh tra Chính phủ; chủ trì việc phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Tiếp công dân trung ương (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Tiếp công dân trung ương được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban Tiếp công dân trung ương được quy định tại Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương gồm có:
- Lãnh đạo Ban có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban;
- Các đơn vị trực thuộc Ban gồm:
+ Phòng Tổng hợp;
+ Phòng Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc;
+ Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Hà Nội (Phòng I);
+ Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng II);
+ Phòng Xử lý đơn.
Các phòng có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức.
(2) Các Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
(3) Biên chế của Ban do Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Trưởng ban Tiếp công dân trung ương.
Ban Tiếp công dân trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tiếp công dân trung ương ban hành kèm theo Quyết định 562/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
...
2. Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân trung ương:
a) Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương.
b) Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa công chức của Ban Tiếp công dân trung ương với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; tham mưu người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương tiếp công dân.
3. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật.
4. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:
a) Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
b) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc qua đường bưu điện hoặc do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chuyển đến Thanh tra Chính phủ, Ban Tiếp công dân trung ương và cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
c) Hướng dẫn hoặc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết đối với đơn đã tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của Ban Tiếp công dân trung ương, của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
...
Theo đó, trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, Ban Tiếp công dân trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Bố trí người tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân trung ương.
- Điều hòa, phối hợp hoạt động tiếp công dân giữa công chức của Ban Tiếp công dân trung ương với đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất; tham mưu người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân trung ương hoặc lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương tiếp công dân.
Xem thêm: Việc tiếp công dân được thực hiện tại đâu? Công tác tiếp công dân ở cấp xã sẽ do ai phụ trách?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?
- Thiết kế xây dựng là gì? Yêu cầu đối với nhà thầu thiết kế xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?