Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành tối thiểu mỗi ngày bao nhiêu bản tin và trong các khung giờ nào?
- Phân tích, đánh giá hiện trạng không khí lạnh dựa trên cơ sở nào?
- Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành trong các trường hợp nào đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia?
- Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành tối thiểu mỗi ngày bao nhiêu bản tin và trong các khung giờ nào?
Phân tích, đánh giá hiện trạng không khí lạnh dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 15/03/2023) phân tích và đánh giá hiện trạng của không khí lạnh căn cứ trên 03 cơ sở như sau:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
...
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng
a) Đánh giá, phân tích số liệu thu thập được để nhận dạng các hình thế thời tiết có không khí lạnh ảnh hưởng, hình thế thời tiết có tác động làm không khí lạnh mạnh hơn hay yếu đi;
b) Xác định cường độ không khí lạnh qua yếu tố nhiệt độ thấp nhất, gió mạnh trên biển và khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối;
c) Xác định phạm vi không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối;
d) Xác định diễn biến không khí lạnh qua cường độ không khí lạnh và phạm vi xảy ra không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối trong khoảng 24 đến 48 giờ trước.
...
Trước đây, về phân tích và đánh giá hiện trạng của không khí lạnh căn cứ trên 03 cơ sở xác định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) như sau:
Quy trình kỹ thuật
Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc, cho thấy khả năng xuất hiện hoặc đã xuất hiện những dấu hiệu của không khí lạnh, cần thực hiện các nội dung sau:
...
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng
a) Phân tích không khí lạnh trên các bản đồ synốp (bản đồ Âu Á và bản đồ Biển Đông). Đánh giá hoạt động của không khí lạnh trong 24 giờ qua và khả năng xâm nhập của khối không khí lạnh xuống nước ta trước 48 giờ và trước 24 giờ;
b) Phân tích không khí lạnh trên các sản phẩm số trị: Xem xét sự di chuyển của trung tâm áp cao đóng kín hay lưỡi áp cao với các đường đẳng áp dày xít sau bao nhiêu lâu hoặc khi nào ảnh hưởng đến biên giới phía Bắc nước ta, từ đó đưa ra các hạn dự báo cho phù hợp;
c) Theo dõi, xác định không khí lạnh trên các kênh phổ của ảnh mây vệ tinh: Vùng Hoa Nam hoặc Tứ Xuyên (Trung Quốc), trong phạm vi từ vĩ tuyến 23 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Bắc xuất hiện đới mây kèm theo thời tiết có giáng thủy phân bố dọc theo vĩ tuyến và có khuynh hướng di chuyển về phía nam.
...
Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh (hình từ Internet)
Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành trong các trường hợp nào đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
...
5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
a) Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối theo quy định tại khoản 2 Điều 23 và khoản 2 Điều 24 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg; xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh và rét đậm, băng giá gồm:
Tin gió mùa Đông Bắc được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên; tin gió mùa Đông Bắc và rét được ban hành khi phát hiện gió mùa Đông Bắc có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng; tin không khí lạnh tăng cường được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên; tin không khí lạnh tăng cường và rét được ban hành khi phát hiện không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên và khả năng gây rét đậm diện rộng; diễn biến không khí lạnh trong thời gian đã qua đến hiện tại về cường độ, hướng và tốc độ di chuyển, biến đổi thời tiết (tốc độ gió, nhiệt độ, mưa); dự báo không khí lạnh trong 24 đến 48 giờ tới về sự di chuyển, thời điểm ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng, dự báo diễn biến thời tiết về nhiệt độ thấp nhất, gió mạnh, gió giật tại một khu vực cụ thể trên đất liền và gió mạnh, gió giật, sóng lớn tại một vùng biển cụ thể (nếu có), khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối, mưa tuyết, dông, sét, tố, lốc, mưa đá, mưa lớn đi kèm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội; thời gian ban hành bản tin, thời gian ban hành bản tin tiếp theo; tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành tin;
b) Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
...
Như vậy, đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia thì bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành trong các trường hợp quy định cụ thể nêu trên.
Trước đây, theo điểm a1 khoản 5 Điều 17 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) có quy định về xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh như sau:
Quy trình kỹ thuật
Trên cơ sở thông tin, số liệu quan trắc, cho thấy khả năng xuất hiện hoặc đã xuất hiện những dấu hiệu của không khí lạnh, cần thực hiện các nội dung sau:
...
5. Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh
a) Đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia
a1) Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành trong các trường hợp sau:
- Tin gió mùa Đông Bắc: Được ban hành khi dự báo có gió mùa Đông Bắc cường độ trung bình trở lên.
- Tin gió mùa Đông Bắc và rét: Được ban hành trong trường hợp dự báo có gió mùa Đông Bắc cường độ trung bình trở lên và có khả năng gây rét đậm, rét hại, hoặc có 1/3 số trạm vùng đồng bằng có khả năng xảy ra rét đậm.
- Tin không khí lạnh tăng cường: Được ban hành trong trường hợp không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên.
- Tin không khí lạnh tăng cường và rét: Được ban hành trong trường hợp dự báo không khí lạnh tăng cường có cường độ trung bình trở lên và có khả năng gây rét đậm, rét hại, hoặc có 1/3 số trạm vùng đồng bằng có khả năng xảy ra rét đậm.
- Tin cảnh báo khả năng xảy ra rét đậm, rét hại, mưa tuyết: Được ban hành khi trên bản đồ Âu Á có xuất hiện vùng khí áp trung tâm lớn hơn 1065mb có khả năng ảnh hưởng xuống nước ta, kết hợp với hoạt động của rãnh thấp trong đới gió Tây trên cao hoặc dòng xiết trong đới gió Tây trên cao.
- Tin cảnh báo sương muối, băng giá do không khí lạnh: Được ban hành khi đường nhiệt độ độ C tại bản đồ synốp mực 850mb có khả năng tiến gần tới biên giới nước ta và có xu hướng hạ thấp hơn xuống phía Nam.
...
Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành tối thiểu mỗi ngày bao nhiêu bản tin và trong các khung giờ nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT (Có hiệu lực từ 15/03/2023) quy định như sau:
Tần suất và thời gian ban hành bản tin không khí lạnh và rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối
1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia
a) Ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo rét hại, sương muối với tần suất và thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg;
b) Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, băng giá đầu tiên khi phát hiện khả năng xuất hiện không khí lạnh, rét đậm, băng giá trong khu vực cảnh báo, dự báo; các bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh, rét đậm, băng giá tiếp theo được ban hành mỗi ngày 04 bản tin vào lúc: 03 giờ 30, 09 giờ 30, 15 giờ 30 và 21 giờ 30.
2. Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia có trách nhiệm quy định tần suất, thời gian ban hành các bản tin phù hợp với yêu cầu thực tế.
Như vậy trong hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia thì bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh tiếp theo được ban hành mỗi ngày 04 bản tin vào lúc: 03 giờ 30, 09 giờ 30, 15 giờ 30 và 21 giờ 30.
Trước đây, theo Điều 18 Thông tư 41/2016/TT-BTNMT (Hết hiệu lực từ 15/03/2023) có quy định như sau:
Tần suất và thời gian ban hành bản tin không khí lạnh
1. Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh được ban hành tối thiểu mỗi ngày 04 bản tin vào 4 giờ 30, 10 giờ 00, 15 giờ 30 và 21 giờ 30.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quyết định tần suất và thời gian ban hành bản tin dự báo, cảnh báo không khí lạnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?