Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chậm nhất vào ngày nào?
- Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chậm nhất vào ngày nào?
- Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành kéo dài bao lâu?
- Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành thực hiện theo các quy định nào?
- Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Tôn giáo Chính phủ xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chậm nhất vào ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo
1. Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm;
b) Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
c) Kế hoạch thanh tra quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này sau khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
...
Như vậy, Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hàng năm.
Khi cần điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo, kế hoạch thanh tra chuyên ngành cần điều chỉnh sau khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo (Hình từ Internet)
Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành kéo dài bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Thời hạn thanh tra như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
...
Theo quy định trên, cuộc thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành không quá 45 ngà. Trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành thực hiện theo các quy định nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo như sau:
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo
Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo thực hiện theo quy định của Luật thanh tra; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ và Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Như vậy, trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra chuyên ngành tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tiến hành thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra hiện hành; Nghị định 07/2012/NĐ-CP về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Nghị định 90/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ và Thông tư 05/2014/TT-TTCP về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-BNV quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành tôn giáo gửi Thanh tra Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra khi được phê duyệt;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo;
- Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ giao;
- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình;
- Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Nội vụ về kết quả thanh tra chuyên ngành;
- Thanh tra những vụ việc khác do Bộ trưởng giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?