Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý những đơn vị nào theo quy định?
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của đơn vị nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 88-QĐ/TW năm 2022 quy định về chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương như sau:
Chức năng
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, đường lối của Đảng trong các lĩnh vực: Tuyên truyền, lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em... (sau đây gọi chung là lĩnh vực tuyên giáo); đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý những đơn vị nào?
Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tuyên giáo Trung ương trực tiếp quản lý được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 88-QĐ/TW năm 2022 như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Ban
Ban Tuyên giáo Trung ương có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban (trong đó có một số Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm).
2. Cơ cấu tổ chức
a) Các vụ, đơn vị trực thuộc:
- Vụ Lý luận chính trị.
- Vụ Tuyên truyền.
- Vụ Báo chí - Xuất bản.
- Vụ Văn hóa - Văn nghệ.
- Vụ Khoa học và Công nghệ.
- Vụ Giáo dục.
- Vụ Xã hội.
- Vụ Thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế.
- Vụ Tổng hợp.
- Cơ quan thường trực khu vực miền Nam.
- Cơ quan thường trực khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
- Vụ Tổ chức - Cán bộ.
- Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương.
- Văn phòng.
- Viện Dư luận xã hội.
- Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo.
- Tạp chí Tuyên giáo.
- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Các đơn vị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý:
- Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương.
- Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật).
- Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương (có Trang Thông tin đối ngoại điện tử).
3. Về biên chế
Bộ Chính trị quyết định biên chế của Ban Tuyên giáo Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Tuyên giáo Trung ương được sử dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.
Như vậy, theo quy định, Ban Tuyên giáo Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trực tiếp quản lý các đơn vị sau đây:
(1) Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương.
(2) Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (có Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật).
(3) Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại Trung ương (có Trang Thông tin đối ngoại điện tử).
Biên chế của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ do Bộ Chính trị quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Trung ương còn được sử dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.
Nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương là những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Quyết định 88-QĐ/TW năm 2022 quy định thì một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương bao gồm:
(1) Chủ trì, phối hợp đề xuất chủ trương, định hướng tư tưởng, chính trị trong công tác nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị, giáo dục lịch sử truyền thống và đạo đức cách mạng.
Chỉ đạo nội dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống trường chính trị, hệ thống trường của các ngành, đoàn thể và các trung tâm chính trị cấp huyện.
(2) Theo dõi, chỉ đạo các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương thuộc lĩnh vực tuyên giáo.
(3) Nghiên cứu và tham gia xây dựng chủ trương, chính sách đối với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ.
(4) Định hướng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của các ban đảng Trung ương.
(5) Phối hợp với các ban, bộ, ngành ở Trung ương trong thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, Nhân dân quan tâm.
(6) Thường trực và tham gia một số ban chỉ đạo Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công.
(7) Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?