Bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên khi có vi phạm hành chính thì ai là người chịu trách nhiệm?
- Bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên khi có vi phạm hành chính thì ai là người chịu trách nhiệm?
- Thời hạn ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe tối đa là bao lâu?
- Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe phải có những nội dung chính nào?
Bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên khi có vi phạm hành chính thì ai là người chịu trách nhiệm?
Bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên khi có vi phạm hành chính thì ai là người chịu trách nhiệm, thì theo điểm e khoản 6 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
...
6. Chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này là một trong các đối tượng sau đây:
...
đ) Trường hợp phương tiện do tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp (theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân khác hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật) trực tiếp đứng tên làm thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho phương tiện thì tổ chức, cá nhân đó là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện;
g) Đối với tổ hợp xe (gồm xe ô tô kéo theo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc tham gia giao thông trên đường bộ), trong trường hợp chủ của xe ô tô không đồng thời là chủ của rơ moóc, sơ mi rơ moóc thì chủ của xe ô tô (cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản này hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản này) là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện đối với các vi phạm liên quan đến rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo theo tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo đó, đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua thì cá nhân, tổ chức đã mua là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.
Vì vậy, trong trường hợp bố bạn mua lại xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên xe thì bố bạn sẽ bị phạt như chủ phương tiện khi có vi phạm hành chính.
Bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên (Hình từ Internet)
Thời hạn ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe tối đa là bao lâu?
Thời hạn ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe tối đa được quy định tại khoản 7 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm k khoản 30 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
...
7. Khi xử phạt đối với chủ phương tiện quy định tại khoản 6 Điều này, thời hạn ra quyết định xử phạt có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) nhưng tối đa không quá 02 tháng.
...
Theo đó, thời hạn ra quyết định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe có thể được kéo dài để xác minh đối tượng bị xử phạt nhưng tối đa không quá 02 tháng.
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe phải có những nội dung chính nào?
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện vi phạm hành chính nhưng chưa làm thủ tục sang xe phải có những nội dung chính được quy định tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi điểm đ khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
- Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
- Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
- Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;
- Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm;
- Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
- Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
- Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?