Bằng Kinh tế nông nghiệp có đủ điều kiện để được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không? Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Bằng Kinh tế nông nghiệp có đủ điều kiện để được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
- Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
- Thành phần hội đồng coi thi của kỳ thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước gồm những thành phần nào?
- Hội đồng coi thi có những quyền hạn và nhiệm vụ gì tại kỳ thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước?
Bằng Kinh tế nông nghiệp có đủ điều kiện để được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước không?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định về điều kiện để được dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước như sau:
"Điều 6. Điều kiện dự thi
Người dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước phải có đủ các điều kiện sau:
1. Giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có thời gian làm việc liên tục tối thiểu 04 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước tối thiểu 02 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước;
3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc các chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
4. Có Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;
5. Công chức, viên chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật không được dự kỳ thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước."
Điều kiện quyết định đầu tiên là người dự thi phải giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có thời gian làm việc liên tục tối thiểu 04 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước tối thiểu 02 năm trở lên, không kể thời gian tập sự.
Như vậy, bạn cần đáp ứng được điều kiện đầu tiên thì mới có thể xét đến những điều kiện tiếp theo về điều kiện dự thi. Ngoài ra bạn theo học ngành kinh tế nông nghiệp nên bằng kinh tế của bạn có thể đáp ứng yêu cầu về bằng cấp dự thi nhưng phải là bằng đại học trở lên.
Dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước
Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định về hồ sơ đăng ký dự thi như sau:
"Điều 7. Hồ sơ đăng ký dự thi
1. Hồ sơ dự thi gồm có:
a) Đơn đăng ký dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước (Mẫu số 01);
b) Tờ khai thông tin theo quy định, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (Mẫu số 02);
c) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học; bản sao Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên;
d) 03 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước gửi về Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán để thẩm định và lập danh sách thí sinh dự thi trình Hội đồng thi xét duyệt."
Thành phần hội đồng coi thi của kỳ thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước gồm những thành phần nào?
Theo Điều 14 Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định về thành phần hội đồng coi thi như sau:
"Điều 14. Thành phần Hội đồng thi
1. Hội đồng thi có số lượng lẻ và không quá 9 thành viên, thành phần bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng thi;
c) Các ủy viên Hội đồng thi;
d) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng thi.
2. Những người không được tham gia Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi gồm: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người dự thi; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi và những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật."
Căn cứ quy định trên thì thành phần coi thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi; các Phó Chủ tịch Hội đồng thi ; các ủy viên Hội đồng thi; Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng thi.
Hội đồng coi thi có những quyền hạn và nhiệm vụ gì tại kỳ thi chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước?
Tại Điều 16 Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng coi thi như sau:
"Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này; chỉ đạo kỳ thi bảo đảm đúng quy chế;
b) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Ban môn thi, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban sao chọn đề thi, Ban chấm thi và Ban chấm phúc khảo (nếu cần thiết); chức năng, nhiệm vụ của các ban được quy định cụ thể tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 và khoản 2 Điều 26. Các ban tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
d) Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trước khi ban hành quyết định công nhận kết quả thi.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng thi
Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi và có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công.
3. Các ủy viên Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng thi
a) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh dự thi; lập danh sách thí sinh dự thi trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách thí sinh dự thi;
b) Tổ chức và chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh và bàn giao tài liệu cho bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
c) Chuẩn bị các văn bản cần thiết cho Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
d) Tổ chức việc thu nhận bài thi, Biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh, bàn giao bài thi đã rọc phách cho Ban chấm thi;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi;
e) Xây dựng dự toán, quản lý và thanh, quyết toán kinh phí thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước theo đúng quy định;
g) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?