Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Thực hiện báo cáo dịch bệnh động vật ở cấp huyện cho cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc thực hiện báo cáo dịch bệnh động vật ở cấp huyện đó là:
2. Việc báo cáo dịch bệnh động vật được thực hiện như sau:
a) Ở cấp xã: Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
b) Ở cấp huyện: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho UBND cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
c) Ở cấp tỉnh: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y;
d) Ở cấp trung ương: Cục Thú y có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các quốc gia mà Việt Nam cam kết thực hiện báo cáo, chia sẻ thông tin dịch bệnh động vật;
đ) Trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, b và c khoản này được phép báo cáo vượt cấp lên chính quyền và các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp cao hơn;
e) Trường hợp xuất hiện dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người, nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y còn phải thực hiện việc báo cáo dịch bệnh động vật cho cơ quan y tế cùng cấp có liên quan theo các quy định hiện hành;
g) Việc kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin và báo cáo dịch bệnh động vật quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này phải được thực hiện trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng, trung du và 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo kể từ khi nhận được thông tin khai báo dịch bệnh động vật từ các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Như vậy, thực hiện báo cáo dịch bệnh động vật ở cấp huyện như sau: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật (Hình từ Internet)
Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào khoảng thời gian nào?
Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về thời gian báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật như sau:
Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
...
4. Báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật
a) Báo cáo cập nhật ổ dịch được áp dụng trong trường hợp dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác nhận;
b) Báo cáo cập nhật ổ dịch được nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào trước 16 giờ hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần;
c) Biểu mẫu báo cáo cập nhật ổ dịch theo quy định tại mục 1 Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, về việc báo cáo cập nhật ổ dịch bệnh động vật được nhân viên thú y cấp xã và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện vào trước 16 giờ hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
Cục Thú y có trách nhiệm như thế nào đối với việc giám sát triển khai về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn?
Về trách nhiệm của Cục Thú y, nêu rõ tại Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc triển khai các quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan khác về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
2. Xem xét, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung bệnh động vật vào danh mục quy định tại Điều 2 của Thông tư này khi có các bệnh nguy hiểm khác ở động vật mới xuất hiện.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc nhập khẩu, sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam và hướng dẫn sử dụng thuốc thú y để chống dịch khẩn cấp.
4. Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn.
5. Hướng dẫn hoặc trình Bộ ban hành hướng dẫn về chẩn đoán, xét nghiệm, các biện pháp kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; giám sát bệnh định kỳ.
6. Tổ chức tập huấn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư này cho phù hợp.
8. Tổ chức thông tin, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân có liên quan về các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?