Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những thông tin cơ bản nào? Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định ra sao?
Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những thông tin cơ bản nào?
Theo Điều 12 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và biên bản họp tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản họp tham vấn đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP theo quy định tại Mẫu số 04a Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, cụ thể:
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
5.1. Thông tin về dự án:
- Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án
- Phạm vi, quy mô, công suất
- Công nghệ sản xuất (nếu có)
- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án
- Các yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có)
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường:
Nêu các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:
- Nước thải, khí thải:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của nước thải;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (lưu lượng tối đa), tính chất (thông số ô nhiễm đặc trưng) của bụi, khí thải.
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng) của chất thải rắn sinh hoạt;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải rắn thông thường;
+ Nguồn phát sinh, quy mô (khối lượng), tính chất (loại) của chất thải nguy hại.
- Tiếng ồn, độ rung (nguồn phát sinh và quy chuẩn áp dụng)
- Các tác động khác (nếu có)
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:
- Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:
+ Đối với thu gom và xử lý nước thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý nước thải (hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom và xử lý nước thải); nguồn tiếp nhận; dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn nước thải; mục đích tái sử dụng nước thải sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
+ Đối với xử lý bụi, khí thải: Nêu các hạng mục công trình xử lý bụi, khí thải (hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý bụi, khí thải); dòng thải ra môi trường, vị trí xả thải, phương thức xả thải (nếu có); tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng với các hệ số áp dụng cho từng nguồn, khu vực phát thải; mục
đích tái sử dụng khí đốt sạch sau xử lý (nếu có); thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục với camera theo dõi, giám sát (nếu có).
- Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải rắn thông thường phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
+ Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nêu các hạng mục công trình lưu giữ chất thải nguy hại kèm theo các thông số kỹ thuật cơ bản. Công trình xử lý chất thải nguy hại phải thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ; phương án thu gom, lưu giữ và xử lý hoặc chuyển giao xử lý.
- Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung (nêu các công trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung).
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có):
+ Phương án cải tạo, phục hồi môi trường (đối với dự án khai thác khoáng sản, dự án có chôn lấp chất thải): phương án được lựa chọn thực hiện; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch thực hiện; kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường (riêng nội dung này phải cụ thể số tiền ký quỹ trong từng lần ký quỹ).
+ Phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có).
+ Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): Nêu phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Trường hợp dự án phải có công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường thì thể hiện các thông tin, gồm: số lượng, quy mô, công suất, công nghệ, quy trình vận hành và yêu cầu kỹ thuật đối với từng công trình.
+ Các công trình, biện pháp khác (nếu có)
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án: Các nội dung, yêu cầu, tần suất, thông số giám sát ứng với từng giai đoạn của dự án.
Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định ra sao? (Hình từ internet)
Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Thông tư 38/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/08/2023) quy định như sau:
Mức thu phí
Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 38/2023/TT-BTC, cụ thể:
Ghi chú:
Nhóm dự án trong Biểu nêu trên:
- Nhóm 1. Dự án công trình dân dụng.
- Nhóm 2. Dự án hạ tầng kỹ thuật (trừ dự án giao thông).
- Nhóm 3. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi.
- Nhóm 4. Dự án giao thông.
- Nhóm 5. Dự án công nghiệp.
- Nhóm 6. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nêu trên).
Đối với các dự án thuộc từ 02 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất
Trước đây, mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/08/2023).
Người đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nộp phí thẩm định qua những hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/08/2023) quy định như sau:
Kê khai, nộp phí
1. Người nộp phí thực hiện nộp phí cho tổ chức thu phí trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định, phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.
...
Căn cứ trên quy định nngười nộp phí thực hiện nộp phí cho tổ chức thu phí trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định, phí nộp theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 74/2022/TT-BTC, cụ thể:
Thu, nộp, kê khai phí, lệ phí
1. Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng một trong các hình thức sau:
a) Nộp phí, lệ phí theo hình thức không dùng tiền mặt vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng. Đối với phí, lệ phí do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu, người nộp phí, lệ phí nộp vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Nộp phí vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.
c) Nộp phí, lệ phí qua tài khoản của cơ quan, tổ chức nhận tiền khác với tổ chức thu phí, lệ phí (áp dụng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính). Trong thời hạn 24 giờ tính từ thời điểm nhận được tiền phí, lệ phí, cơ quan, tổ chức nhận tiền phải chuyển toàn bộ tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại tổ chức tín dụng hoặc chuyển toàn bộ tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước, nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.
d) Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí, lệ phí.
...
Trước đây, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 56/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/08/2023) quy định như sau:
Người nộp phí và tổ chức thu phí
1. Người nộp phí là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, thẩm định lại đến trước khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?