Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ có những nội dung gì?

Xin hỏi, báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ có những nội dung gì? Thời hạn báo cáo là khi nào? Câu hỏi của anh Minh Hưng tại Đồng Nai.

Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ có những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 về báo cáo định kỳ như sau:

Báo cáo định kỳ
1. Nội dung báo cáo và thống kê
Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế để xây dựng báo cáo:
1.1. Đánh giá, dự báo tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
a) Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; công tác quản lý, Điều tiết thị trường.
b) Phân tích, đánh giá về tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn, đối tượng, địa bàn, tuyến trọng điểm, hiện tượng, vụ việc nổi cộm; chủng loại hàng hóa; loại hình vi phạm chủ yếu...
1.2. Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:
a) Công tác xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách;
b) Các kế hoạch, Chương trình, phương án đấu tranh;
c) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, cảnh báo, đôn đốc của đơn vị;
d) Công tác quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
đ) Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành;
e) Công tác phối hợp lực lượng, hợp tác trong và ngoài nước;
g) Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng;
h) Công tác tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin đường dây nóng;
i) Công tác khen thưởng, kỷ luật.
1.3. Thống kê kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm:
a) Số vụ vi phạm bị phát hiện, bắt giữ, xử lý: thống kê số vụ, trị giá hàng hóa và số đối tượng vi phạm từ những vụ việc phát hiện, bắt giữ (kỳ báo cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
b) Kết quả xử lý hành chính: thống kê kết quả xử lý vi phạm hành chính của những vụ việc đã phát hiện, bắt giữ liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Quyết định này.
c) Kết quả xử lý hình sự: thống kê kết quả xử lý hình sự của những vụ việc đã phát hiện, bắt giữ liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Quyết định này.
d) Hàng hóa vi phạm: thống kê hàng hóa vi phạm từ những vụ việc phát hiện, bắt giữ (kỳ báo cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quyết định này.
e) Thống kê một số vụ việc điển hình từ những vụ việc phát hiện, bắt giữ (trong kỳ báo cáo) liên quan đến hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ưu tiên thống kê đối với những vụ việc liên quan các mặt hàng: ma túy; vũ khí, công cụ hỗ trợ; pháo nổ; động vật hoang dã; gỗ; tài liệu phản động; xăng dầu; than; khoáng sản; phân bón; rượu, bia, thuốc lá; rác thải; hàng giả theo Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Quyết định này.
Đối với Bộ, ngành phải thống kê đầy đủ số liệu của các đơn vị theo ngành dọc và các Đơn vị trực thuộc. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thống kê đầy đủ số liệu của các đơn vị chức năng tại địa phương.
Số liệu báo cáo thống kê theo cách cộng tổng mỗi chỉ tiêu; đơn vị tính trị giá là triệu đồng. Việc thống kê phải đảm bảo đầy đủ số liệu của các lực lượng tại địa phương và đầy đủ tiêu chí của biểu mẫu (không thêm, bớt các cột trong biểu mẫu; thống kê đầy đủ số liệu của các lực lượng tại địa phương và đầy đủ tiêu chí của biểu mẫu).
1.4. Kết quả chủ yếu, nổi bật của các lực lượng chức năng tại địa phương
a) Bộ đội Biên phòng;
b) Cảnh sát biển;
c) Công an;
d) Hải quan;
e) Quản lý thị trường
f) Thuế
g) Kiểm lâm
h) Lực lượng khác.
1.5. Phương hướng công tác:
a) Dự báo tình hình;
b) Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo;
1.6. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị.
Đối với vướng mắc về chế độ, chính sách cần nói rõ văn bản, Điều Khoản, qui phạm, và đề xuất sửa đổi.
...

Như vậy, Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế để xây dựng báo cáo về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả định kỳ. Nội dung báo cáo gồm:

- Đánh giá, dự báo tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;

- Thống kê kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý vi phạm;

- Kết quả chủ yếu, nổi bật của các lực lượng chức năng tại địa phương;

- Phương hướng công tác;

- Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị.

Nội dung chi tiết từng phần được quy định cụ thể trên.

Ban chỉ đạo

Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Hình từ Internet)

Thời hạn báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ là khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 về thời hạn báo cáo định kỳ như sau:

- Báo cáo công tác hàng tháng: gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng; tình hình, kết quả, số liệu thống kê từ ngày 16 tháng trước liền kề đến hết ngày 15 của tháng báo cáo.

- Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 23 tháng 6 của năm báo cáo; tình hình từ ngày 16 tháng 12 năm trước liền kề đến hết ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; kết quả số liệu thống kê tháng 6 của năm báo cáo.

- Báo cáo tổng kết năm: Gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo; tình hình từ ngày 16 tháng 12 năm trước liền kề đến hết ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; số liệu thống kê tháng 12 của năm báo cáo.

Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ được xây dựng theo thể thức như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Quy định chế độ báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018 về báo cáo định kỳ như sau:

Báo cáo định kỳ
...
3. Thể thức báo cáo:
3.1. Báo cáo định kỳ được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đúng thể thức theo hướng dẫn tại đề cương và các biểu mẫu kèm theo Quyết định này.
3.2. Các phụ lục kèm theo báo cáo, yêu cầu cán bộ lập biểu ký, ghi rõ họ tên, số điện thoại liên lạc vào phía dưới mỗi phụ lục.
4. Nội dung thông tin báo cáo định kỳ, thống kê số liệu không nằm trong danh Mục bí mật Nhà nước; được gửi và nhận qua hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Theo đó, Báo cáo định kỳ được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đúng thể thức theo hướng dẫn tại đề cương và các biểu mẫu kèm theo Quyết định 01/QĐ-BCĐ389 năm 2018.

Lưu ý: Các phụ lục kèm theo báo cáo, yêu cầu cán bộ lập biểu ký, ghi rõ họ tên, số điện thoại liên lạc vào phía dưới mỗi phụ lục.

Nội dung thông tin báo cáo định kỳ, thống kê số liệu không nằm trong danh Mục bí mật Nhà nước; được gửi và nhận qua hệ thống báo cáo trực tuyến của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ủy viên của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương bao gồm những ai?
Pháp luật
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương là đơn vị nào?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Công Thương được lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên truyền theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đoàn công tác liên ngành Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả gồm những ai? Do ai Quyết định thành lập?
Pháp luật
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thì ai có trách nhiệm báo cáo?
Pháp luật
Báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các Bộ có những nội dung gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
Pháp luật
Thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo chế độ gì?
Pháp luật
Thành viên Ban chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bộ Tài chính bao gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu
2,203 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào