Báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng theo quy định hiện nay là mẫu nào?

Cho tôi hỏi dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng gồm những dấu hiệu nào? Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng là mẫu nào? Câu hỏi của anh T.Q.H từ Ninh Thuận.

Báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng theo quy định hiện nay là mẫu nào?

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng được quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN.

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng là mẫu nào?

TẢI VỀ mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng tại đây.

Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng là mẫu nào?

Báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng theo quy định hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách điền báo cáo giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng?

Theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN thì báo cáo giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng được hướng dẫn cách điền như sau:

Tất cả các trường có dấu (*) là thông tin bắt buộc, không được để trống.

Phần I:

(1b): Mã đối tượng báo cáo do Bộ Tài chính hướng dẫn (nếu có).

(1h): Chỉ rõ 01 thư điện tử (email) đại diện chung của đối tượng báo cáo để nhận thư xác nhận của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(2.1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị bằng chữ thường, có dấu.

(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo bằng chữ thường, có dấu.

Phần II:

(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức).

Trường hợp có nhiều cá nhân thực hiện giao dịch đáng ngờ thì chèn thêm các trường chi tiết tương ứng với mỗi cá nhân.

Nếu có từ 10 cá nhân trở lên có thể tạo thành bảng chi tiết thông tin cá nhân, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như quy định tại phần này.

(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch bằng chữ thường, có dấu.

(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

(1c): Xác định độ tuổi tính theo năm sinh của khách hàng đến thời điểm báo cáo.

(1d): Trường hợp không xác định được giới tính của khách hàng là nam hay nữ thì chọn vào ô “Khác”.

(1h): Điền thông tin đối với khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam.

(1i):

- Điền thông tin này khi khách hàng cá nhân có quốc tịch là người Việt Nam có địa chỉ nơi ở hiện tại khác với địa chỉ đăng ký thường trú.

- Điền thông tin địa chỉ của các khách hàng theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

(1k): Có thể chọn một hoặc nhiều giấy tờ định danh cá nhân và điền đầy đủ thông tin đối với mỗi loại giấy tờ tương ứng.

(2): Trường hợp nhiều chủ sở hữu hưởng lợi, đối tượng báo cáo chèn thêm đầy đủ các trường thông tin từ a đến l đối với mỗi chủ sở hữu hưởng lợi.

Phần III:

- Không bắt buộc trong trường hợp đối tượng báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác).

- Trong trường hợp đối tượng báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ: chỉ cần điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường thông tin.

Phần IV:

(1a): Nếu có phát sinh, phải đảm bảo hai yếu tố:

- Biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án thông qua thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó.

(1b1): Nếu có phát sinh, ghi rõ nội dung giao dịch đáng ngờ có liên quan đến điều, khoản nào của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

(1b2): Nếu có phát sinh, ghi rõ nội dung dấu hiệu đáng ngờ có liên quan đến rửa tiền.

(2): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc đối tượng báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền.

(3): Ngày phát hiện giao dịch đáng ngờ theo khoản 2 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Phần V: Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.

Phần VI: Các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cần có bảng danh mục hồ sơ, tài liệu liệt kê: số thứ tự; loại hồ sơ, tài liệu gắn với tên tổ chức, cá nhân có liên quan; số lượng trang tương ứng với loại hồ sơ, tài liệu; tình trạng tài liệu (bản chụp hay sao y bản chính hay bản mềm).

Phần ký tên:

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO: theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đơn vị báo cáo và chịu trách nhiệm với báo cáo phải là đối tượng báo cáo (hội sở) nên NGƯỜI LẬP BÁO CÁO là cán bộ tại hội sở.

Trường hợp, đối tượng báo cáo ủy quyền cho chi nhánh hoặc phòng giao dịch lập báo cáo thì NGƯỜI LẬP BÁO CÁO là cán bộ của chi nhánh/Phòng giao dịch, tuy nhiên, việc này phải quy định trong Quy định nội bộ của đơn vị và đối tượng báo cáo (hội sở) phải là đơn vị chịu trách nhiệm về báo cáo.

TRƯỞNG PHÒNG (bộ phận): là trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận kiểm soát trực tiếp báo cáo giao dịch đáng ngờ.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP: Tổng Giám đốc (Giám đốc) là lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống rửa tiền tại đơn vị hoặc người được Tổng Giám đốc (Giám đốc) ủy quyền hợp pháp.

Lưu ý:

- Biểu mẫu này áp dụng cho đối tượng báo cáo báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Không gửi biểu mẫu này cho cơ quan có thẩm quyền khác.

- Các cá nhân, tổ chức được nêu trong cùng một báo cáo giao dịch đáng ngờ phải có mối liên hệ với nhau và thể hiện trong phần mô tả, phân tích chi tiết lý do giao dịch đáng ngờ.

Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng gồm những dấu hiệu nào?

Căn cứ Điều 32 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 quy định, dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi có thưởng bao gồm:

(1) Khách hàng có dấu hiệu liên tục cố tình thua tại tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng.

(2) Khách hàng đổi số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường tại casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng không tham gia chơi hoặc chơi với số lượng rất nhỏ sau đó đổi lại thành tiền mặt hoặc séc, hối phiếu ngân hàng hoặc chuyển tiền đến tài khoản khác.

(3) Khách hàng yêu cầu chuyển tiền thắng cược, trúng thưởng cho bên thứ ba không có mối quan hệ rõ ràng với khách hàng.

(4) Khách hàng bổ sung tiền mặt hoặc séc vào số tiền thắng cược, trúng thưởng và yêu cầu điểm kinh doanh trò chơi có thưởng chuyển thành séc có giá trị lớn bất thường.

(5) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu casino, điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đổi số lượng đồng tiền quy ước thành tiền mặt.

(6) Khách hàng nhiều lần trong một ngày yêu cầu bên thứ ba đổi hộ số lượng đồng tiền quy ước có giá trị lớn bất thường và nhờ bên thứ ba đặt cược hộ.

(7) Khách hàng nhiều lần trong một ngày mua vé xổ số, vé đặt cược, đổi đồng tiền quy ước ở gần mức giới hạn giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

(8) Khách hàng mua lại vé số trúng thưởng có giá trị lớn từ người khác.

Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi phạm quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài phải đảm bảo hệ thống camera tại điểm kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có vốn điều lệ 500 tỷ đồng có được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài không?
Pháp luật
Người quản lý, điều hành được phép ra, vào điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tự do hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài cần có vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được xác định thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho đối tượng báo cáo là tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng trên mạng Internet?
Pháp luật
Báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho tổ chức kinh doanh trò chơi có thưởng theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài được phép tổ chức các trò chơi tại bao nhiêu điểm kinh doanh?
Pháp luật
Có được chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
781 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào