Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo hoạt động được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 32. Chế độ báo cáo hoạt động
1. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền."
Như vậy, báo cáo hàng năm phải nộp cho Sở Công thương trước ngày 30/01 hàng năm. Nội dung báo cáo theo mẫu BC-1 ban hành kèm theo theo Thông tư 11/2016/TT-BCT.
Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài
Tải trọn bộ các văn bản về Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài hiện hành: Tải về
Trường hợp kinh doanh sản phẩm của công ty mẹ có vi phạm pháp luật không?
(1) Căn cứ Điều 30 Nghị định 07/2016/ND-CP quy định về nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện như sau:
"Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành."
(2) Căn cứ Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của Văn phòng đại diện như sau:
"1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật."
(3) Căn cứ Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của Văn phòng đại diện như sau:
"1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, đối với tổ chức là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thì được thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện. Và không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Vì vậy nếu tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Mức xử phạt trong tường hợp này là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 98/2020/ND-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 38 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện) như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
+ Không thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
+ Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
+ Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
+ Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;
+ Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đứng đầu chi nhánh của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài;
+ Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
+ Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
(4) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
+ Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
(5) Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này.
(6) Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
Như vậy, trường hợp tổ chức có hành vi kinh doanh sản phẩm của công ty mẹ sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng (do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân, căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?