Báo cáo năm trong công tác dân tộc gồm những nội dung gì và báo cáo được gửi đến địa chỉ cụ thể nào?
Báo cáo trong công tác dân tộc được gửi bằng những phương thức nào?
Tại Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-UBDT quy định về phương thức gửi báo cáo như sau:
Phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản hành chính (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử), do người có thẩm quyền ký (báo cáo dưới hình thức văn bản giấy phải đóng dấu cơ quan, đơn vị nếu có con dấu riêng); được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, fax, hệ thống thư điện tử, phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng, các phương thức khác theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi file word hoặc bản định dạng pdf của báo cáo dưới hình thức văn bản giấy qua hệ thống thư điện tử theo địa chỉ nơi nhận được quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Đối với các báo cáo ứng dụng báo cáo trực tuyến trên phần mềm và sử dụng chữ ký điện tử phê duyệt thì không cần báo cáo giấy, trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng.
3. Đối với báo cáo đột xuất, trong trường hợp đặc biệt, khẩn cấp, cần báo cáo gấp những vụ việc về công tác dân tộc thì báo cáo nhanh bằng mọi phương thức có thể, như: Thư điện tử, fax, tin nhắn hoặc điện thoại trực tiếp.
Theo đó, báo cáo được gửi bằng các phương thức sau đây:
- Trực tiếp
- Qua dịch vụ bưu chính, fax, hệ thống thư điện tử,
- Phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng,
- Các phương thức khác.
Báo cáo năm trong công tác dân tộc gồm những nội dung gì và báo cáo được gửi đến địa chỉ cụ thể nào? (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo năm trong công tác dân tộc gồm những gì?
Nội dung báo cáo năm được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-UBDT:
Báo cáo 6 tháng và báo cáo năm
...
2. Nội dung báo cáo:
a) Báo cáo của các bộ: Nội dung và đề cương báo cáo 6 tháng, báo cáo năm thực hiện theo Mẫu báo cáo số 04 và Biểu tổng hợp số 014/BN.ĐP/CSDT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các cấp: Nội dung và đề cương báo cáo 6 tháng của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, báo cáo năm của Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo Mẫu báo cáo số 05, Biểu tổng hợp số 003 và các Biểu tổng hợp kết quả thực hiện từng chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo (Biểu tổng hợp số 002/ĐP..., 003/ĐP..., 004/ĐP...,...) ban hành kèm theo Thông tư này;
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành liên quan gửi Ủy ban Dân tộc.
c) Báo cáo của các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc: Nội dung và đề cương báo cáo 6 tháng, báo cáo năm thực hiện theo Mẫu báo cáo số 06, Biểu tổng hợp số 001/ĐV/NV và các Biểu tổng hợp kết quả thực hiện từng chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo (Biểu tổng hợp số 002/ĐV/..., 003/ĐV/..., 004/ĐV/.,.,...) ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn gửi báo cáo năm trong công tác dân tộc chậm nhất vào ngày nào và gửi báo cáo theo địa chỉ nào?
Tại khoản 1 Điều 6, khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2019/TT-UBDT quy định về thời hạn gửi báo cáo, nơi nhận báo cáo năm như sau:
Điều 6. Thời hạn gửi báo cáo
Đối với báo cáo sử dụng chữ ký điện tử: Thời hạn gửi báo cáo tính theo thời điểm gửi báo cáo.
Đối với báo cáo thực hiện bằng văn bản giấy: Thời hạn gửi báo cáo tính theo thời điểm gửi file word hoặc bản định dạng pdf của báo cáo qua hệ thống thư điện tử.
1. Báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo tuần: Chậm nhất là 14 giờ ngày thứ năm của tuần báo cáo;
b) Báo cáo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng báo cáo;
c) Báo cáo quý: Chậm nhất là ngày 20 của tháng cuối quý báo cáo;
d) Báo cáo 06 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 20 tháng 6 hàng năm;
e) Báo cáo năm: Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm.
Quy định cụ thể thời hạn đối với báo cáo định kỳ của Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất là ngày 16 của tháng cuối kỳ báo cáo; Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh chậm nhất ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc chậm nhất ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo.
...
Điều 7. Nơi nhận báo cáo
1. Báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo chính thức (báo cáo thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc báo cáo sử dụng chữ ký điện tử): Gửi về Ủy ban Dân tộc, 349 Đội cấn, Ba Đình, Hà Nội;
b) Đối với báo cáo thực hiện bằng văn bản giấy: file word hoặc bản định dạng pdf của báo cáo gửi qua hệ thống thư điện tử:
Báo cáo tuần: Gửi theo địa chỉ: Phongtkth@cema.gov.vn
Báo cáo tháng, quý, 6 tháng đầu năm và báo cáo năm: Gửi theo địa chỉ: vutonghop@cema.gov.vn; đối với báo cáo của các địa phương đồng thời gửi vụ, đơn vị quản lý địa bàn của Ủy ban Dân tộc.
...
Như vậy có thể thấy rằng về thời hạn gửi báo cáo năm chậm nhất là vào ngày 20 tháng 12 hằng năm. Còn về nơi nhận báo cáo, đối với báo cáo thực hiện bằng văn bản giấy: file word hoặc bản định dạng pdf của báo cáo gửi qua hệ thống thư điện tử: báo cáo năm sẽ được gửi theo địa chỉ: vutonghop@cema.gov.vn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?