Báo cáo sự cố về thông tin mạng tới Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp theo mẫu nào?
- Bộ phận thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp là bộ phận gì?
- Báo cáo sự cố an ninh mạng tới Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp theo mẫu thông báo nào?
- Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp phải lưu trữ các thông báo sự cố đã tiếp nhận trong thời hạn bao lâu?
Bộ phận thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp là bộ phận gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về Bộ phận thường trực Đội ứng cứu sự cố như sau:
Bộ phận thường trực Đội ứng cứu sự cố
Chủ trì, phối hợp với các thành viên xây dựng kế hoạch, kinh phí hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; là đầu mối liên lạc, tiếp nhận thông tin điều phối ứng cứu sự cố an ninh, an toàn thông tin của Bộ Tư pháp.
Theo đó, Bộ phận thường trực Đội ứng cứu sự cố là bộ phận có vai trì chủ trì, phối hợp với các thành viên xây dựng kế hoạch, kinh phí hoạt động của Đội ứng cứu sự cố.
Bên cạnh đó, Bộ phận thường trực còn là đầu mối liên lạc, tiếp nhận thông tin điều phối ứng cứu sự cố an ninh, an toàn thông tin của Bộ Tư pháp.
Phải báo cáo sự cố tới Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp theo mẫu thông báo nào? (Hình từ Internet)
Báo cáo sự cố an ninh mạng tới Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp theo mẫu thông báo nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về mẫu báo cáo như sau:
Thông báo, tiếp nhận và báo cáo sự cố
1. Đơn vị khi gặp sự cố không tự khắc phục được cần thông báo hoặc báo cáo sự cố tới Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố hoặc thành viên Đội ứng cứu sự cố theo Mẫu số 03, 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT .
2. Khi phát hiện và nhận thấy sự cố nghiêm trọng, đơn vị phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố.
3. Các hình thức thông báo, báo cáo sự cố:
a) Hình thức thông báo sự cố: Bằng công văn, thư điện tử, điện thoại...
b) Hình thức báo cáo sự cố: Bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (có ký tên, đóng dấu hoặc chữ ký số của người có thẩm quyền).
4. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố tiếp nhận được thông báo sự cố phải báo cáo ngay cho Đội trưởng.
5. Đội trưởng quyết định điều phối các thành viên trong Đội ứng cứu sự cố; triệu tập cuộc họp (nếu cần); huy động các nguồn lực để xử lý sự cố khi cần thiết.
Theo quy định trên thì đơn vị gặp sự cố nếu không có khả năng khắc phục vấn đề thì cần báo cáo đến Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BTTTT: tải về
Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố tiếp nhận được thông báo sự cố phải báo cáo ngay cho Đội trưởng.
Đội trưởng quyết định điều phối các thành viên trong Đội ứng cứu sự cố; triệu tập cuộc họp (nếu cần); huy động các nguồn lực để xử lý sự cố khi cần thiết.
Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp phải lưu trữ các thông báo sự cố đã tiếp nhận trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 10 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định về việc lưu trữ như sau:
Điều phối ứng cứu sự cố
1. Đội trưởng thực hiện thông báo triệu tập, điều phối bằng văn bản đến các thành viên trong Đội ứng cứu sự cố. Trường hợp khẩn cấp có thể thông báo bằng điện thoại, email công vụ để điều phối và thông báo bằng văn bản sau.
2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố thông báo cho các tổ chức, cá nhân gặp sự cố về yêu cầu phối hợp trong quá trình thực hiện điều phối và ứng cứu sự cố.
3. Thành viên Đội ứng cứu sự cố tiếp nhận thông báo điều phối; phối hợp chặt chẽ với đơn vị xảy ra sự cố và các thành viên cùng tham gia ứng cứu tổ chức thực hiện hoạt động ứng cứu theo quy trình điều phối quy định tại Điều 11 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Công tác ứng cứu kết thúc khi sự cố được khắc phục và hệ thống hoạt động trở lại bình thường.
5. Sau khi khắc phục sự cố, thành viên tham gia ứng cứu sự cố phải có trách nhiệm:
a) Rà soát, xác định nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố.
b) Tổ chức kiểm tra lại và tham mưu giải pháp khắc phục triệt để sự cố.
c) Bảo đảm hệ thống hoạt động bình thường trước khi bàn giao hệ thống cho đơn vị chủ quản.
d) Báo cáo kết quả thực hiện khắc phục sự cố.
6. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố phải lưu trữ thông báo sự cố, thông báo điều phối và báo cáo kết quả thực hiện khắc phục sự cố trong thời gian tối thiểu 01 năm.
Như vậy, Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố phải lưu trữ thông báo sự cố, thông báo điều phối và báo cáo kết quả thực hiện khắc phục sự cố trong thời gian tối thiểu 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?