Báo cáo tài chính do cơ quan nào thực hiện? Việc lập báo cáo tài chính được thực hiện dựa trên căn cứ nào, trình tự thực hiện ra sao?
Cơ quan nào có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính nhà nước?
Điều 2 Thông tư 133/2018/TT-BTC, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC quy định các cơ quan có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính nhà nước, bao gồm:
- Bộ Tài chính.
- Kho bạc Nhà nước các cấp - Bộ Tài chính.
- Vụ Ngân sách nhà nước - Bộ Tài chính.
- Cơ quan Thuế các cấp - Bộ Tài chính.
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính.
- Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính.
- Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính.
- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính - Bộ Tài chính.
- Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính.
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chính.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Cơ quan tài chính địa phương: bao gồm Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp trung ương, tỉnh, huyện.
Mỗi cơ quan trên có những trách nhiệm và quyền hạn khác nhau, cụ thể quy định tại Điều 9 Nghị định 25/2017/NĐ-CP như sau:
- Kho bạc Nhà nước giúp Bộ Tài chính lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh theo chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước, trình Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh và gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc.
- Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách các cơ quan, đơn vị, tổ chức này, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi cơ quan, đơn vị, tổ chức đã chấp hành đầy đủ quy định.
Như vậy, mỗi cơ quan có liên quan đến việc lập báo cáo tài chính nhà nước đều có những quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ hoạt động riêng, phù hợp với tính chất và chức năng của từng cơ quan nhằm hướng tới việc xây dựng được một báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc hoàn chỉnh.
Báo cáo tài chính
Căn cứ lập báo cáo tài chính nhà nước là gì?
Báo cáo tài chính được lập dựa trên các căn cứ cụ thể đối với từng loại:
(1) Căn cứ lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc: được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 133/2018/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm 6.1 khoản 6 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC
- Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 10, khoản 11 Điều 2 Thông tư 133/2018/TT-BTC và khoản 9a, khoản 9b được bổ sung vào Thông tư 39/2021/TT-BTC theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC.
- Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp trung ương.
- Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.
- Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc năm trước.
(2) Căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh: được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 133/2018/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm 6.2 khoản 6 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC
- Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 12 Điều 2 Thông tư 133/2018/TT-BTC và khoản 12a, khoản 12b được bổ sung vào Thông tư 133/2018/TT-BTC theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BTC.
- Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp tỉnh.
- Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện thuộc tỉnh.
- Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh năm trước.
Theo đó, mỗi loại báo cáo tài chính nhà nước sẽ được lập dựa trên những căn cứ khác nhau, phù hợp với tính chất của từng loại.
Trình tự lập báo cáo tài chính nhà nước được quy định ra sao?
Báo cáo tài chính nhà nước được thành lập theo trình tự quy định tại Điều 10 Thông tư 133/2018/TT-BTC như sau:
Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin trên các Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; phối hợp hoàn thiện các báo cáo này, Kho bạc Nhà nước các cấp lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, với trình tự như sau:
(1) Báo cáo tình hình tài chính nhà nước, Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước
- Bước 1: Tổng hợp số liệu
Tổng hợp số liệu các chỉ tiêu liên quan được trình bày trên các báo cáo được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
- Bước 2: Loại trừ các giao dịch nội bộ
Loại trừ các giao dịch nội bộ theo hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư này.
- Bước 3: Tổng hợp và trình bày báo cáo.
(2) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bước 1: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động chủ yếu.
- Bước 2: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.
- Bước 3: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.
- Bước 4: Xác định lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.
- Bước 5: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ.
- Bước 6: Xác định ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá.
- Bước 7: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ: tổng hợp từ các chỉ tiêu nêu tại Bước 4, 5, 6.
Như vậy, việc lập báo cáo tài chính nhà nước được lập dựa trên sự phối hợp của nhiều cơ quan, bao gồm cơ quan có nhiệm vụ lập báo cáo và cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cần thiết để lập báo cáo. Quy trình này được thực hiện một cách thống nhất và có hệ thống theo một trình tự, thủ tục nhất định, dựa trên căn cứ cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?