Báo cáo thẩm định giá cần phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định hay không?
- Báo cáo thẩm định giá cần phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định hay không?
- Người không phải thẩm định viên về giá thực hiện ký báo cáo thẩm định giá thì doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
- Khách hàng thẩm định giá có phải chịu trách nhiệm khi sử dụng báo cáo thẩm định giá trong phê duyệt giá tài sản không?
Báo cáo thẩm định giá cần phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định hay không?
Báo cáo thẩm định giá cần phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định hay không, căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Giá 2023 quy định:
Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
1. Chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá ký và đóng dấu.
2. Báo cáo thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và phê duyệt của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá và không thể tách rời với chứng thư thẩm định giá.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá được phép ủy quyền cho người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp ký chứng thư thẩm định giá và xem xét, phê duyệt báo cáo thẩm định giá. Người được ủy quyền phải là thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp.
...
Theo đó, báo cáo thẩm định giá phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá và phê duyệt của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
Ngoài ra, không thể tách rời với chứng thư thẩm định giá.
Báo cáo thẩm định giá cần phải có chữ ký của thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định hay không? (Hình từ Internet)
Người không phải thẩm định viên về giá thực hiện ký báo cáo thẩm định giá thì doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Người không phải thẩm định viên về giá thực hiện ký báo cáo thẩm định giá thì doanh nghiệp bị xử lý như thế nào, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Giá 2023 quy định:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá;
c) Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự.
2. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;
...
Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá.
Khách hàng thẩm định giá có phải chịu trách nhiệm khi sử dụng báo cáo thẩm định giá trong phê duyệt giá tài sản không?
Khách hàng thẩm định giá có phải chịu trách nhiệm khi sử dụng báo cáo thẩm định giá trong phê duyệt giá tài sản không, căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 56 Luật Giá 2023 quy định:
Quyền, nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá
...
3. Nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) được ghi trong hợp đồng thẩm định giá được quy định như sau:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của doanh nghiệp thẩm định giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Phối hợp, tạo điều kiện cho thẩm định viên về giá thực hiện thẩm định giá;
c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác các vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng thẩm định giá trong hoạt động thẩm định giá của thẩm định viên về giá và doanh nghiệp thẩm định giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Thanh toán giá dịch vụ thẩm định giá theo thỏa thuận trong hợp đồng;
đ) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá trong việc quyết định, phê duyệt giá tài sản. Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá phải trong thời gian hiệu lực của chứng thư thẩm định giá, theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khách hàng thẩm định giá phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng báo cáo thẩm định giá trong việc quyết định, phê duyệt giá tài sản.
Ngoài ra khách hàng thẩm định giá tài sản có nghĩa vụ sử dụng báo cáo thẩm định giá phải trong thời gian hiệu lực của chứng thư thẩm định giá, theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng tài sản, số lượng tài sản tại hợp đồng thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?