Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào? Hướng dẫn điền?
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào?
- Hướng dẫn điền báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất?
- Trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất có được tổ chức riêng lễ trao tặng không?
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào?
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất
Lưu ý: Báo cáo thành tích nêu trên áp dụng trong trường hợp đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh; Giấy khen cho cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất
>> Tải về mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cuối năm?
Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất là mẫu nào? Hướng dẫn điền? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn điền báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất?
Hướng dẫn điền báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng dành do cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất được quy định tại Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
1: Địa danh.
2: Ghi hình thức đề nghị khen thưởng.
3: Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan.
Trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất có được tổ chức riêng lễ trao tặng không?
Yêu cầu của việc trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được quy định tại Điều 25 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Yêu cầu của việc trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Việc tổ chức lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải mang ý nghĩa tôn vinh tập thể và cá nhân, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng; gắn với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và đất nước; bảo đảm an toàn, trang trọng, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương, hình thức.
2. Thực hiện nếp sống văn minh, bảo tồn giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc trong lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
3. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất, khen thưởng thành tích kháng chiến và danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”).
...
Theo đó, trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất có thể tổ chức riêng lễ trao tặng theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.
- Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
- Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
- Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
- Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
- Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?