Báo cáo thử nghiệm nảy mầm khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực phải ghi những thông tin gì?
- Việc tính và hiệu chỉnh kết quả khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào?
- Sai số cho phép khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực được quy định như thế nào?
- Báo cáo thử nghiệm khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực phải ghi những thông tin gì?
Việc tính và hiệu chỉnh kết quả khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 8.6.2 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
...
8.6 Tính và biểu thị kết quả
8.6.1 Yêu cầu chung
Kết quả của phép thử nảy mầm được thể hiện là tỉ lệ phần trăm và được làm tròn đến hàng đơn vị. Khi kết quả của 4 lần nhắc 100 hạt nằm trong khoảng sai số cho phép tối đa quy định tại Bảng F.3 thì tỉ lệ phần trăm trung bình của cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết được tính theo tỉ lệ phần trăm số lượng, làm tròn đến hàng đơn vị.
Nếu các lần nhắc được chia nhỏ thành 50 hạt hoặc 25 hạt thì phải gộp lại thành các lần nhắc 100 hạt để tính kết quả. Tổng của các tỉ lệ phần trăm cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nảy mầm phải bằng 100.
8.6.2 Tính và hiệu chỉnh kết quả
Tính tỉ lệ phần trăm trung bình của cây mầm bình thường và làm tròn đến hàng đơn vị.
Tính tỉ lệ của các phần còn lại, cộng tất cả các kết quả lại với nhau. Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu tổng này không bằng 100 thì tiếp tục làm như sau:
1) Chọn giá trị nào có chữ số thập phân cao nhất trong các kết quả của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết và làm tròn thành 1 đơn vị. Giữ nguyên giá trị đã được làm tròn.
2) Cộng tất cả các số nguyên lại với nhau.
3) Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu không thì lặp lại bước 1 và bước 2.
Trong trường hợp các chữ số thập phân của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết đều bằng nhau thì thứ tự ưu tiên như sau: cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi, hạt chết.
Đối với các đơn vị hạt giống đa mầm thì chỉ một cây mầm bình thường trên một đơn vị hạt giống được đếm để tính kết quả của phép thử nảy mầm. Nếu được yêu cầu báo cáo thì số lượng các đơn vị hạt giống có một, hai hoặc nhiều hơn hai cây mầm bình thường được báo cáo và biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng số các đơn vị sinh ra ít nhất một cây mầm bình thường hoặc tổng số cây mầm được sinh ra bởi một số lượng đơn vị hạt giống.
Theo đó, khi tính và biểu thị kết quả xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực cần tuân theo những yêu cầu chung được quy định cụ thể trên. Tính tỉ lệ phần trăm trung bình của cây mầm bình thường và làm tròn đến hàng đơn vị.
Tính tỉ lệ của các phần còn lại, cộng tất cả các kết quả lại với nhau. Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu tổng này không bằng 100 thì tiếp tục làm như sau:
- Chọn giá trị nào có chữ số thập phân cao nhất trong các kết quả của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết và làm tròn thành 1 đơn vị. Giữ nguyên giá trị đã được làm tròn.
- Cộng tất cả các số nguyên lại với nhau.
- Nếu tổng bằng 100 thì kết thúc, nếu không thì lặp lại bước 1 và bước 2 nêu trên.
Trong trường hợp các chữ số thập phân của cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết đều bằng nhau thì thứ tự ưu tiên như sau: cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi, hạt chết.
Đối với các đơn vị hạt giống đa mầm thì chỉ một cây mầm bình thường trên một đơn vị hạt giống được đếm để tính kết quả của phép thử nảy mầm. Nếu được yêu cầu báo cáo thì số lượng các đơn vị hạt giống có một, hai hoặc nhiều hơn hai cây mầm bình thường được báo cáo và biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm của tổng số các đơn vị sinh ra ít nhất một cây mầm bình thường hoặc tổng số cây mầm được sinh ra bởi một số lượng đơn vị hạt giống.
Xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực (Hình từ Internet)
Sai số cho phép khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 8.6.3 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
...
8.6 Tính và biểu thị kết quả
8.6.3 Sai số cho phép
Để kiểm tra mức độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm nảy mầm, tính kết quả trung bình của các lần nhắc và so sánh với khoảng sai số cho phép quy định tại Bảng F.3. Kết quả nảy mầm được coi là đáng tin cậy nếu sự sai khác giữa kết quả cao nhất và thấp nhất không vượt quá sai số cho phép. Các sai số cho phép được áp dụng ít nhất là đối với phạm trù cây mầm bình thường.
Để quyết định xem hai kết quả thử nghiệm của cùng một mẫu có tương thích với nhau không thì dùng Bảng F.4. Tính kết quả nảy mầm trung bình của hai phép thử và so sánh với Bảng F.4. Các phép thử là tương thích nếu sự sai khác giữa tỉ lệ nảy mầm của hai phép thử không vượt quá sai số cho phép.
Theo đó, để kiểm tra mức độ tin cậy của các kết quả thử nghiệm nảy mầm, tính kết quả trung bình của các lần nhắc và so sánh với khoảng sai số cho phép quy định tại Bảng F.3.
Kết quả nảy mầm được coi là đáng tin cậy nếu sự sai khác giữa kết quả cao nhất và thấp nhất không vượt quá sai số cho phép. Các sai số cho phép được áp dụng ít nhất là đối với phạm trù cây mầm bình thường
Báo cáo thử nghiệm khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực phải ghi những thông tin gì?
Căn cứ theo tiết 8.6.4 tiểu mục 8.6 Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm như sau:
Phương pháp xác định tỉ lệ nảy mầm
...
8.6 Tính và biểu thị kết quả
...
8.6.4 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm nảy mầm phải ghi đầy đủ các thông tin sau đây:
– Số ngày thử nghiệm.
– Tỉ lệ phần trăm được tính đến số nguyên gần nhất của cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết. Nếu một trong các số liệu này là 0 thì phải ghi là "0".
Có thể báo cáo thêm các thông tin như:
– Phương pháp và nhiệt độ đặt nảy mầm.
– Các biện pháp xử lý để kích thích nảy mầm (nếu có).
Theo quy định trên, báo cáo thử nghiệm nảy mầm khi xác định tỉ lệ nảy mầm hạt giống cây lương thực phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Số ngày thử nghiệm.
- Tỉ lệ phần trăm được tính đến số nguyên gần nhất của cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường, hạt cứng, hạt tươi và hạt chết. Nếu một trong các số liệu này là 0 thì phải ghi là "0".
Có thể báo cáo thêm các thông tin như:
- Phương pháp và nhiệt độ đặt nảy mầm.
- Các biện pháp xử lý để kích thích nảy mầm (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?