Báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính phải được gửi vào thời gian nào? Được thực hiện bằng những hình thức nào?
Báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính phải được gửi vào thời gian nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 16/2020/TT-BTC quy định như sau:
Thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo định kỳ: Thời hạn được quy định dưới đây nhằm đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo có đủ thời gian tổng hợp thông tin tính từ lúc chốt số liệu báo cáo theo Điều 6, đồng thời đảm bảo Bộ Tài chính có đủ thời gian tổng hợp thông tin, kịp thời gửi báo cáo định kỳ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối kỳ báo cáo trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
a) Đối với báo cáo định kỳ hằng tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng báo cáo.
b) Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
c) Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
d) Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: Chậm nhất là ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo.
đ) Đối với các báo cáo định kỳ khác: Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc để gửi báo cáo vào thời gian phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của nội dung báo cáo.
2. Báo cáo chuyên đề: Theo văn bản yêu cầu báo cáo.
3. Báo cáo đột xuất: Theo văn bản yêu cầu báo cáo hoặc chủ động báo cáo căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu công việc.
4. Trường hợp nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi báo cáo là ngày tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
Như vậy báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính phải được gửi vào thời gian sau:
- Báo cáo định kỳ: Thời hạn được quy định dưới đây nhằm đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo có đủ thời gian tổng hợp thông tin tính từ lúc chốt số liệu báo cáo theo Điều 6, đồng thời đảm bảo Bộ Tài chính có đủ thời gian tổng hợp thông tin, kịp thời gửi báo cáo định kỳ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối kỳ báo cáo trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Đối với báo cáo định kỳ hằng tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng báo cáo.
+ Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
+ Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo.
+ Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: Chậm nhất là ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo.
+ Đối với các báo cáo định kỳ khác: Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc để gửi báo cáo vào thời gian phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của nội dung báo cáo.
- Báo cáo chuyên đề: Theo văn bản yêu cầu báo cáo.
- Báo cáo đột xuất: Theo văn bản yêu cầu báo cáo hoặc chủ động báo cáo căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu công việc.
- Trường hợp nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi báo cáo là ngày tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần.
Báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (Hinh từ Internet)
Báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BTC quy định như sau:
Hình thức báo cáo, phương thức gửi và nhận báo cáo
1. Hình thức báo cáo
a) Báo cáo bằng văn bản điện tử (Báo cáo điện tử) là các báo cáo có chữ ký số của người có thẩm quyền, được các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đăng tải trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính, nhằm phục vụ chia sẻ thông tin, kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
b) Trường hợp chưa sử dụng chữ ký số hoặc do yêu cầu công việc hay các trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng, sử dụng hình thức báo cáo bằng văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và được đóng dấu theo quy định.
...
Như vậy báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được thực hiện bằng những hình thức sau:
- Báo cáo bằng văn bản điện tử (Báo cáo điện tử);
- Báo cáo bằng văn bản giấy.
Gửi, nhận báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được thực hiện bằng những phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 16/2020/TT-BTC quy định như sau:
Hình thức báo cáo, phương thức gửi và nhận báo cáo
...
2. Phương thức gửi, nhận báo cáo
a) Báo cáo bằng văn bản điện tử được gửi tới nơi nhận báo cáo qua hệ thống thư điện tử hoặc phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
b) Báo cáo bằng văn bản giấy được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, fax; có thể đồng thời gửi báo cáo bằng văn bản điện tử qua hệ thống thư điện tử, hoặc dưới dạng đĩa CD.
Như vậy gửi, nhận báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được thực hiện bằng những phương thức như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?