Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không?

Theo quy định thì bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không? Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp nào?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
...

Theo đó, bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Cũng theo quy định trên thì pháp luật khuyến kích áp dụng hình thức bão lãnh đối với việc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

Cùng với đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về bão lãnh như sau:

Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo đó, bão lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không? (Hình từ Internet)

Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
...
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Theo đó, bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 có quy định như sau:

Quy định chung về hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
...

Theo đó, pháp luật về xây dựng có quy định về nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Xem thêm: Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm để thực hiện hợp đồng lao động là hành vi trái luật đúng không?

>> Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là khi nào? Hợp đồng xây dựng được viết bằng ngôn ngữ gì?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Bảo đảm thực hiện hợp đồng
Hợp đồng xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Hợp đồng xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
Pháp luật
Khi điều chỉnh hợp đồng có được điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận không?
Pháp luật
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng là gì? Quy định về việc điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng trọn gói?
Pháp luật
Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là gì? Điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
Pháp luật
Thiết kế kỹ thuật tổng thể là gì? Thiết kế kỹ thuật tổng thể có phải là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng không?
Pháp luật
Đơn giá cố định là gì? Điều kiện để áp dụng loại giá hợp đồng xây dựng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định như thế nào?
Pháp luật
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng có được pháp luật khuyến khích áp dụng biện pháp bảo lãnh không?
Pháp luật
Nhà thầu phụ ký hợp đồng xây dựng với ai? Nhà thầu chính có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo đảm thực hiện hợp đồng
52 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo đảm thực hiện hợp đồng Hợp đồng xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo đảm thực hiện hợp đồng Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào