Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về kiểm định bao gói thuốc bảo vệ thực vật?
Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
b) Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
c) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
d) Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
...
Theo đó, bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
- Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
- Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
Bao gói thuốc bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về kiểm định bao gói thuốc bảo vệ thực vật?
Theo khoản 3 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định như sau:
Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật
...
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy cách, vật liệu, kiểm tra, kiểm định bao gói thuốc và hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm định bao gói thuốc bảo vệ thực vật.
Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 74 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo như sau:
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
...
2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;
c) Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
- Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
- Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;
- Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng được quy định như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 74 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dang lỏng như sau:
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Yêu cầu về bao gói thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
...
6. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng
a) Phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;
b) Phải có khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển;
c) Phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.
7. Bao gói của thuốc bảo vệ thực vật dễ bay hơi phải đủ độ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
8. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.
9. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.
10. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng tiêu chuẩn cho bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Theo đó, bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng phải đảm bảo như sau:
- Phải có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển;
- Phải có khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển;
- Phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?