Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có bị đi tù không? Có xét xử kín người có hành vi bạo lực trẻ em trong mái ấm tình thương?
Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có bị đi tù không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 37.
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
...
Tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 về độ tuổi được xem là trẻ em như sau:
Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Tiếp đó, theo khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 định nghĩa hành vi bạo hành trẻ em như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
...
Theo đó, trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo hành, xâm hại và lạm dụng. Bạo hành trẻ em không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng về thể chất, như vết thương và chấn thương, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của trẻ, làm tổn hại lòng tự trọng và sự phát triển tâm lý.
Do đó, người có hành hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm và gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em. Cụ thể như sau:
- Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017): Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em (điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015): Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tội vô ý làm chết người (theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015):
+ Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Tội giết trẻ em (điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015): Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội.
Bạo hành trẻ em trong mái ấm tình thương có bị đi tù không? Có xét xử kín người có hành vi bạo lực trẻ em trong mái ấm tình thương? (Hình từ Internet)
Có xét xử kín người có hành vi bạo lực trẻ em trong mái ấm tình thương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Đồng thời, tại Ðiều 423 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Xét xử
1. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.
3. Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
4. Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi.
5. Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
...
Như vậy, người có hành vi bạo lực trẻ em trong mái ấm tình thương có thể được xét xử kín nếu cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của trẻ em và đảm bảo rằng quá trình xét xử không gây thêm tổn thương tâm lý cho trẻ em.
Theo đó, Tòa án sẽ quyết định việc xét xử kín dựa trên từng trường hợp cụ thể và yêu cầu của vụ án.
Bạo hành trẻ em bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, người có hành vi bạo hành trẻ em mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, người có hành vi vi phạm bạo hành trẻ em còn buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?