Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Học sinh có bắt buộc phải mua bảo hiểm thân thể theo quy định hay không?
Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Bảo hiểm thân thể có phải bảo hiểm bắt buộc không?
Bảo hiểm thân thể học sinh là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, thân thể, tính mạng của học sinh trước những rủi ro như bệnh tật hoặc tai nạn bất ngờ. Đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này là học sinh ở nhiều độ tuổi, từ trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
Theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về bảo hiểm bắt buộc, cụ thể như sau:
Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, bảo hiểm thân thể học sinh là loại hình bảo hiểm tự nguyện, có thời hạn trong 1 năm hoặc lâu hơn tùy vào gói bảo hiểm bạn lựa chọn.
Bảo hiểm thân thể học sinh là gì? Bảo hiểm thân thể có phải bảo hiểm bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Học sinh có thể mua bảo hiểm thân thể ở đâu?
Theo Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm
1. Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nhiều trường học tổ chức tuyên truyền hoặc khuyến khích các phụ huynh tham gia bảo hiểm thân thể cho con em học sinh. Về phía gia đình, nhiều gia đình có nguyện vọng bảo vệ thân thể cho con em đã chủ động đề xuất với nhà trường để được tham gia bảo hiểm thân thể học sinh cho con em mình.
Phụ huynh nào có nhu cầu mua Bảo hiểm thân thể cho con em mình thì mua trực tiếp từ các công ty bảo hiểm, hoặc nếu mua tập trung, nhà trường sẽ phụ trách thu hộ.
Học sinh cố tình gây thiệt hại về sức khỏe có được hưởng quyền lợi bảo hiểm sức khỏe hay không?
Theo Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Theo đó, học sinh tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm thân thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?