Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc nào?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc nào?
- Việc bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện bằng các biện pháp nào?
- Khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan nào?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
...
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình biến động vốn và tài sản trong quá trình hoạt động, quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm thất thoát vốn, hư hỏng, mất mát tài sản.
3. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán. Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 30% giá trị vốn điều lệ và quỹ đầu tư phát triển hạch toán trên sổ sách kế toán.
Lưu ý: Việc đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, đảm bảo thực hành tiết kiệm chống lãng phí và trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị phê duyệt.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được mua sắm, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ hoạt động của mình theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện bằng các biện pháp nào?
Biện pháp bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
2. Việc bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
a) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
b) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
c) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
d) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, việc bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
(1) Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối chênh lệch thu chi, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.
(2) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
(3) Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại điểm 1.9 khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC.
(4) Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan nào?
Việc bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
4. Khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vốn và thu nhập, gồm:
a) Nhà nước điều chỉnh chính sách về bảo hiểm tiền gửi: điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi, điều chỉnh hạn mức chi trả tiền bảo hiểm;
b) Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sụt giảm do chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; sử dụng để bù đắp tổn thất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
c) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
d) Sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quy định làm ảnh hưởng đến thu nhập trong năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
đ) Bán trái phiếu Chính phủ, bán trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, theo quy định, khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vốn và thu nhập, gồm:
(1) Nhà nước điều chỉnh chính sách về bảo hiểm tiền gửi: điều chỉnh mức phí bảo hiểm tiền gửi, điều chỉnh hạn mức chi trả tiền bảo hiểm;
(2) Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sụt giảm do chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; sử dụng để bù đắp tổn thất cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(3) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
(4) Sử dụng vốn hoạt động để mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo quy định làm ảnh hưởng đến thu nhập trong năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
(5) Bán trái phiếu Chính phủ, bán trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?