Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật hiện hành? Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những ai? Việc tổ chức và quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? câu hỏi của anh P (Huế).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp trực thuộc?

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương được nêu tại Điều 5 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương
1. Vụ Tài chính - Kế toán.
2. Vụ Hợp tác quốc tế.
3. Vụ Thanh tra - Kiểm tra.
4. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
5. Vụ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Pháp chế.
8. Vụ Quản lý đầu tư quỹ.
9. Vụ Kiểm toán nội bộ.
10. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
11. Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
12. Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ.
13. Văn phòng (có đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh).
14. Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.
15. Trung tâm Truyền thông.
16. Trung tâm Công nghệ thông tin.
17. Trung tâm Lưu trữ.
18. Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến.
19. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.
20. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
21. Tạp chí Bảo hiểm xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các tổ chức quy định từ khoản 14 đến khoản 21 là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
...

Theo đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có những đơn vị sự nghiệp trực thuộc sau:

- Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.

- Trung tâm Truyền thông.

- Trung tâm Công nghệ thông tin.

- Trung tâm Lưu trữ.

- Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa tuyến.

- Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

- Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.

- Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương có bao nhiêu đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành? (hình từ internet)

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm những ai?

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam được nêu tại Điều 4 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Tổng Giám đốc và không quá 05 Phó Tổng Giám đốc.
2. Tổng Giám đốc là người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và thành viên Chính phủ được phân công phụ trách Bảo hiểm xã hội Việt Nam về tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Nghị định này.
3. Các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và Tổng Giám đốc; được Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...

Như vậy, Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm Tổng Giám đốc và không quá 05 Phó Tổng Giám đốc.

- Tổng Giám đốc là người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

+ Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và thành viên Chính phủ được phân công phụ trách Bảo hiểm xã hội Việt Nam về:

++ Tổ chức thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

++ Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Nghị định này.

- Các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và Tổng Giám đốc;

++ Được Tổng Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc ủy nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Việc tổ chức và quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?

Việc tổ chức và quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hệ thống tổ chức
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
1. Ở trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
4. Không tổ chức đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH 2025 là bao nhiêu? Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất 2025?
Pháp luật
Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo Thông tư 01/2025? Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần của BHXH tự nguyện từ 07 2025?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Thông tư 18/2022/BYT: Sửa đổi, bổ sung quy định bảo hiểm xã hội một lần, hồ sơ khám giám định BHXH và giấy ra viện?
Pháp luật
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trong chế độ hưởng BHYT, BHXH hiện nay bao gồm những bệnh nào?
Pháp luật
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
Pháp luật
Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2025? Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,346 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào