Bao nhiêu tuổi thì có thể trở thành hội viên của Hội Người mù Việt Nam? Nhiệm vụ của hội viên là gì?
Hội Người mù Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV quy định về nguyên tắc hoạt động của Hội Người mù Việt Nam như sau:
1. Hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số, làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Hội tổ chức ở trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), Quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện):
- Trung ương là Hội Người mù Việt Nam.
- Hội Người mù tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Hội Người mù huyện, Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Hội cơ sở).
Xã, phường, thị trấn và các đơn vị đông người mù có các chi hội trực thuộc các cấp hội. Việc thành lập Hội theo đúng qui định của Nhà nước.
Theo quy định trên, Hội Người mù Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc trung dân chủ, quyết định theo đa số, làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Hội Người mù Việt Nam (Hình từ Internet)
Bao nhiêu tuổi thì có thể trở thành hội viên của Hội Người mù Việt Nam?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV quy định về Hội Người mù Việt Nam như sau:
Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, có thị lực 0,5/10 (Sau khi chỉnh kính cả hai mắt, chỉ đếm được ngón tay khi đặt bàn tay cách mắt 3 mét trở lại), không phân biệt nguyên nhân mù, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nam, nữ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội thì được công nhận là hội viên.
Việc công nhận hội viên do Ban chấp hành huyện Hội quyết định.
Theo quy định trên, công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, có thị lực 0,5/10 (Sau khi chỉnh kính cả hai mắt, chỉ đếm được ngón tay khi đặt bàn tay cách mắt 3 mét trở lại), không phân biệt nguyên nhân mù, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nam, nữ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội thì được công nhận là hội viên.
Nhiệm vụ của hội viên Hội Người mù Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV về nhiệm vụ của hội viên như sau:
Hội viên có nhiệm vụ:
1. Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nghị quyết của Hội.
2. Tuyên truyền Điều lệ và các hoạt động của Hội; vận động người mù vào Hội.
3. Tích cực tham gia các hoạt động Hội; sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở của Hội. Luôn coi trọng việc tự phê và phê bình, giữ gìn và củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Hội, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đóng hội phí đúng qui định.
4. Thường xuyên rèn luyện phục hồi chức năng, học tập, lao động sản xuất, tự lực vươn lên hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
5. Bảo vệ tài sản của Nhà nước và của Hội.
Theo đó, hội viên Hội Người mù Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ thường xuyên rèn luyện phục hồi chức năng, học tập, lao động sản xuất, tự lực vươn lên hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Hội viên của Hội Người mù Việt Nam có những quyền nào?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 09/2003/QĐ-BNV quy định về quyền của hội viên như sau:
Điều 6. Hội viên có quyền:
1. Thảo luận và biểu quyết những nội dung trong các buổi sinh hoạt hội.
2. Ứng cử, đề cử, hiệp thương hoặc bầu người vào cơ quan lãnh đạo các cấp hội (Những người ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành phải có tuổi đời ít nhất là 21 tuổi trở lên).
3. Góp ý, chất vấn các cấp lãnh đạo hội, cán bộ, hội viên trong các buổi sinh hoạt hội.
4. Đề đạt ý kiến và khiếu nại lên các cấp lãnh đạo theo qui định của Nhà nước và của Hội.
5. Được Hội tạo điều kiện Phục hồi chức năng, học tập, làm việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và được Hội giúp đỡ khi đời sống có nhiều khó khăn.
6. Được sinh hoạt hội ít nhất 6 tháng 1 lần.
Như vậy, hội viên của Hội Người mù Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền ứng cử, đề cử, hiệp thương hoặc bầu người vào cơ quan lãnh đạo các cấp hội (Những người ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành phải có tuổi đời ít nhất là 21 tuổi trở lên).
Đồng thời hội viên cũng được Hội tạo điều kiện Phục hồi chức năng, học tập, làm việc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và được Hội giúp đỡ khi đời sống có nhiều khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?