Báo Pháp luật Việt Nam có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước không? Việc giải thể các đơn vị trực thuộc Báo này do ai quyết định?
Báo Pháp luật Việt Nam có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Chức năng
1. Báo Pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Báo) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Báo là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại Hà Nội; có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Báo Pháp luật Việt Nam có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Báo Pháp luật Việt Nam có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước không? (Hình từ Internet)
Báo Pháp luật Việt Nam có những đơn vị trực thuộc nào theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo:
Lãnh đạo Báo gồm Tổng Biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo
- Ban Thư ký toà soạn;
- Ban Thời sự chính trị;
- Ban Kinh tế;
- Ban Nội chính;
- Ban Văn hóa - Xã hội;
- Ban Bạn đọc;
- Ban Doanh nhân và Pháp luật;
- Ban Báo Pháp luật điện tử;
- Ban Chuyên đề báo in;
- Ban Chuyên đề báo điện tử;
- Ban Trị sự;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
...
Như vậy, theo quy định thì các đơn vị trực thuộc Báo Pháp luật Việt Nam bao gồm:
(1) Ban Thư ký toà soạn;
(2) Ban Thời sự chính trị;
(3) Ban Kinh tế;
(4) Ban Nội chính;
(5) Ban Văn hóa - Xã hội;
(6) Ban Bạn đọc;
(7) Ban Doanh nhân và Pháp luật;
(8) Ban Báo Pháp luật điện tử;
(9) Ban Chuyên đề báo in;
(10) Ban Chuyên đề báo điện tử;
(11) Ban Trị sự;
(12) Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Việc giải thể các đơn vị trực thuộc Báo Pháp luật Việt Nam do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
...
- Ban Văn hóa - Xã hội;
- Ban Bạn đọc;
- Ban Doanh nhân và Pháp luật;
- Ban Báo Pháp luật điện tử;
- Ban Chuyên đề báo điện tử;
- Ban Trị sự;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Báo tại điểm này do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng Biên tập Báo và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phát triển, Tổng biên tập quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được Bộ trưởng phê duyệt chủ trương theo quy định của Luật báo chí.
d) Tổng Biên tập quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Báo.
2. Số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp) của Báo thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Tổng Biên tập quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Như vậy, theo quy định thì việc giải thể các đơn vị trực thuộc Báo Pháp luật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?