Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?
Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào?
Bao sái bàn thờ là một nghi thức truyền thống trong văn hóa Việt Nam, thường được thực hiện vào dịp cuối năm hoặc những dịp đặc biệt như khi chuyển nhà, xây nhà mới. Đây là hành động làm sạch, tẩy uế và cung kính bàn thờ, nhằm tạo không gian thờ cúng trang nghiêm, sạch sẽ và đón nhận những điều tốt lành.
Trên thực tế, việc dọn dẹp bàn thờ được nhiều gia đình thực hiện từ Rằm tháng Chạp. Dẫu vậy, những ngày lành được nhiều người tin dùng hơn cả là những ngày giáp Tết. Phần lớn mọi nhà đều bắt đầu bao sái bát hương, dọn dẹp bàn thờ đón Tết từ ngày ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? (Hình từ Internet)
Có được lập di chúc dành một phần tài sản để làm nhà thờ cúng hay không?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:
Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015:
Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Và Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Và theo quy định trên thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
Như vậy, người lập di chúc có thể dành một phần tài sản trong khối tài sản của mình để làm nhà thờ cúng.
Tuy nhiên, cần lưu ý di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Việc lập di chúc miệng được thực hiện trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
(Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015)
Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo đó, trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản để làm nhà thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
Tuy nhiên, trong trường hợp người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao nhà thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết cho bố mẹ chồng, quà biếu bố mẹ vợ Tết Ất Tỵ đẹp, sang trọng? Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ được quy định thế nào?
- Lời chúc Tết Ất Tỵ của phụ huynh cho cô giáo, thầy giáo nhân dịp năm mới? Được tặng phong bì Tết thầy cô nên xử lý thế nào?
- Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký công ty mới nhất? Tải mẫu biên bản họp?
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?