Bảo trì công trình xây dựng gồm những công việc nào? Những công trình nào không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng riêng?
Bảo trì công trình xây dựng gồm những công việc nào?
Bảo trì công trình xây dựng được quy định tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng.
...
Theo quy định này thì bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
Bảo trì công trình xây dựng gồm những công việc nào? (Hình từ Internet)
Những công trình nào không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng riêng?
Công trình không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng riêng được quy định tại Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...
3. Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định này.
5. Trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
...
Như vậy, theo quy định thì không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tuy nhiên, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng.
Chi phí bảo trì công trình xây dựng gồm những chi phí nào?
Các chi phí bảo trì công trình xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí:
- Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm;
- Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ;
- Chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình;
- Chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng;
- Chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
(2) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
(3) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí:
- Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có);
- Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có);
- Kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có);
- Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có);
- Khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa;
- Lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình;
- Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu;
- Giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình;
- Thực hiện các công việc tư vấn khác;
(4) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
(5) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?