Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành nghề như nào? Học xong ngành này phải có những kiến thức nào?
- Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành nghề như nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành nghề như nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết bị cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Bảo trì thiết bị cơ khí làm việc tại các phân xưởng cơ khí của công ty, doanh nghiệp sản xuất; đơn vị dịch vụ sửa chữa và bảo trì thiết bị cơ khí; bộ phận chăm sóc khách hàng của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ khí.
Các nhiệm vụ chính của nghề: thực hiện việc tổ chức, tiếp nhận, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ; theo dõi tình trạng kỹ thuật của thiết bị phát hiện, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp của thiết bị; thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; lập kế hoạch và theo dõi bảo trì; phối hợp, tham gia quản lý thiết bị; tư vấn về sửa chữa, thay thế chi tiết hay bộ phận của thiết bị; kèm cặp công nhân bậc thấp sau khi tích lũy kinh nghiệm nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.140 giờ (tương đương 76 tín chỉ).
Như vậy, bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết bị cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 11 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị cơ khí, phát hiện nguyên nhân sự cố đơn giản và phức tạp, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố;
- Phân tích được phương pháp tính toán, xây dựng được phương án công nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa… sự cố đơn giản và phức tạp đảm bảo cho thiết bị cơ khí làm việc ổn định;
- Trình bày được các đặc tính kỹ thuật cần kiểm tra, hiệu chỉnh khi chạy thử không tải, chạy thử có tải và các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ khí;
- Giải thích được nguyên tắc, các bước khi nhận nhiệm vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra thiết bị mới, vận hành thử và cách lập biên bản bàn giao thiết bị cơ khí;
- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thiết bị cơ khí;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng của một số máy điều khiển số;
- Phân tích được các quy ước, ký hiệu và các yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lắp hệ thống thiết bị cơ khí;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?