Bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung gì? Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm gì trong việc phát hiện địa điểm khảo cổ?

Khi phát hiện địa điểm khảo cổ có nguy cơ bị xâm hại, huỷ hoại, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp có trách nhiệm gì? Bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung gì? Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm gì trong việc phát hiện địa điểm khảo cổ? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Nga ở Long An.

Bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:

Bảo vệ, quản lý, xử lý địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật
1. Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, cơ quan quản lý trực tiếp địa điểm khảo cổ chịu trách nhiệm xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ đã được thăm dò, khai quật.
2. Nội dung việc bảo vệ, quản lý, phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm:
a) Áp dụng các biện pháp bảo quản các phế tích kiến trúc, di vật và các dấu vết khảo cổ khác mà không thể di dời;
b) Tiến hành lấp hố khai quật đến cao độ mặt bằng khu đất trước khi thăm dò, khai quật, trừ trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hố khai quật để phục vụ cho việc nghiên cứu, trưng bày về địa điểm khảo cổ;
c) Cắm mốc giới đánh dấu vị trí hố khai quật và đặt biển chỉ dẫn về địa điểm khảo cổ. Biển chỉ dẫn ghi rõ tên địa điểm khảo cổ, năm khai quật, kinh độ, vĩ độ của hố khai quật.
3. Trường hợp xét thấy địa điểm khảo cổ có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích khảo cổ theo quy định.

Theo đó, bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung sau:

- Áp dụng các biện pháp bảo quản các phế tích kiến trúc, di vật và các dấu vết khảo cổ khác mà không thể di dời;

- Tiến hành lấp hố khai quật đến cao độ mặt bằng khu đất trước khi thăm dò, khai quật, trừ trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hố khai quật để phục vụ cho việc nghiên cứu, trưng bày về địa điểm khảo cổ;

- Cắm mốc giới đánh dấu vị trí hố khai quật và đặt biển chỉ dẫn về địa điểm khảo cổ. Biển chỉ dẫn ghi rõ tên địa điểm khảo cổ, năm khai quật, kinh độ, vĩ độ của hố khai quật.

Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm gì trong việc phát hiện địa điểm khảo cổ?

Theo Điều 10 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định việc cấp phép thăm dò khảo cổ, khai quật khảo cổ và cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thăm dò, khai quật khảo cổ.

- Thẩm định các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thỏa thuận.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia các địa điểm khảo cổ trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng.

- Chỉ đạo và hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ và khai quật địa điểm khảo cổ; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao sự hiểu biết về kỹ thuật bảo quản địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

- Tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc bảo vệ và phát huy giá trị địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ.

- Kiểm tra hoạt động thăm dò, khai quật khảo cổ.

Địa điểm khảo cổ

Địa điểm khảo cổ (Hình từ Internet)

Khi phát hiện địa điểm khảo cổ có nguy cơ bị xâm hại, huỷ hoại, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định cụ thể:

Khai quật khẩn cấp
1. Khi phát hiện địa điểm khảo cổ có nguy cơ bị xâm hại, huỷ hoại, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ có trách nhiệm:
a) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức khai quật khẩn cấp;
b) Cấp giấy phép khai quật khảo cổ khẩn cấp cho tổ chức có đủ điều kiện khai quật khảo cổ tại địa phương hoặc tổ chức có chức năng theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này (mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Quy chế này);
c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc, báo cáo bằng văn bản tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc cấp phép khai quật khẩn cấp, trong đó nêu rõ những nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của địa điểm khảo cổ và gửi kèm theo bản sao giấy phép khai quật khẩn cấp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
...

Theo đó, khi phát hiện địa điểm khảo cổ có nguy cơ bị xâm hại, huỷ hoại, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi có địa điểm khảo cổ cần khai quật khẩn cấp có trách nhiệm như trên.

Khai quật khảo cổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thăm dò, khai quật khảo cổ không có giấy phép thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Chi phí thuê nhân công có được tính trong chi thăm dò khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Tổ chức muốn tiến hành hoạt động thăm dò khảo cổ thì trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò gồm những gì?
Pháp luật
Để đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức cần cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Thăm dò, khai quật khảo cổ nhưng không có giấy phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện công tác khai quật khảo cổ thì được nhận mức thù lao là bao nhiêu?
Pháp luật
Từ ngày 19/5/2023, hoạt động thăm dò, tổ chức khai quật khảo cổ tại di tích chùa Am Các-Thanh Hóa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phát huy giá trị địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Bảo vệ địa điểm khảo cổ sau thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm những nội dung gì? Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm gì trong việc phát hiện địa điểm khảo cổ?
Pháp luật
Mẫu danh sách hiện vật khai quật khảo cổ giao cho các bảo tàng theo quy định mới nhất? Hồ sơ đề nghị giao hiện vật khai quật khảo cổ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Dự án khai quật khảo cổ được lập như thế nào? Tổ chức, cá nhân khi thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai quật khảo cổ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,300 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai quật khảo cổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai quật khảo cổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào