Bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa là như thế nào? Trong hành lang bảo vệ luồng có được xây dựng nhà cửa hay không?

Cho hỏi bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa là như thế nào? Bên cạnh đó thì trong hành lang bảo vệ luồng có được xây dựng nhà cửa hay không? - câu hỏi của Bình (TP.HCM).

Bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa là như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Bảo vệ luồng
1. Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng, hành lang bảo vệ luồng và phần trên không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 16 và Điều 20 của Luật này.
3. Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa;
b) Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thuỷ nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố;
c) Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa chấp thuận bằng văn bản;
d) Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;
đ) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra.

Như vậy, bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được hiểu như sau:

- Phạm vi bảo vệ luồng bao gồm luồng, hành lang bảo vệ luồng và phần trên không, phần đất liên quan đến an toàn của luồng và an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.

- Mọi vật chướng ngại trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 16 và Điều 20 của Luật này.

- Chủ đầu tư công trình hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây:

+ Khi lập dự án xây dựng công trình, khai thác khoáng sản phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa;

+ Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến đường thuỷ nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố;

+ Trước khi thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa chấp thuận bằng văn bản;

+ Khi hoàn thành công trình hoặc kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do xây dựng công trình, khai thác khoáng sản gây ra và được đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi thi công công trình, khai thác khoáng sản; bàn giao hồ sơ công trình liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng cho đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa;

+ Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do thi công công trình hoặc khai thác khoáng sản gây ra.

Đường thủy nội địa

Đường thủy nội địa (Hình từ Internet)

Trong hành lang bảo vệ luồng có được xây dựng nhà cửa hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Hành lang bảo vệ luồng
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng, hoạt động thuỷ sản và các hoạt động khác không được làm che khuất báo hiệu, ảnh hưởng đến tầm nhìn của người trực tiếp điều khiển phương tiện và phải theo hướng dẫn của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
Khi hành lang luồng thay đổi, đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phải thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới.
2. Trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.
...

Theo đó, trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng không được xây dựng nhà, các công trình khác, khai thác khoáng sản trái phép.

Người dân họp chợ trong hành lang bảo vệ luồng thì phải tuân thủ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 như sau:

Hành lang bảo vệ luồng
...
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc họp chợ, làng chài, làng nghề và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
4. Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng.

Như vậy, người dân họp chợ trong hành lang bảo vệ luồng thì phải tuân thủ quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm giao thông đường thuỷ nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.

Hạ tầng đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có cần phải tuân thủ các quy định về đầu tư công hay không?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm những gì? Cơ quan nào quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được hiểu như thế nào? Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong hạ tầng đường thủy nội địa thì trên đường thuỷ nội địa có những báo hiệu nào? Công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được bảo vệ ra sao?
Pháp luật
Bảo vệ luồng trong hạ tầng đường thủy nội địa là như thế nào? Trong hành lang bảo vệ luồng có được xây dựng nhà cửa hay không?
Pháp luật
Trong hạ tầng đường thủy nội địa công tác bảo vệ kè, đập giao thông có phạm vi như thế nào? Phạm vi bảo vệ kè, đập giao thông không được thực hiện những hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hạ tầng đường thủy nội địa
1,180 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hạ tầng đường thủy nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hạ tầng đường thủy nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào