Bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện theo các tiêu chí nào? Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ?
Bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện theo các tiêu chí nào?
Tại Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về bảo vệ rừng phòng hộ như sau:
"Điều 19. Bảo vệ rừng phòng hộ
1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
b) Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
b) Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
3. Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV của Nghị định này.
4. Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp."
Theo đó thực hiện bảo vệ rừng phòng hộ theo 4 tiêu chí sau đây:
- Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Thực hiện phòng cháy và chữa cháy
- Thực hiện về phòng, trừ sinh vật vật gây hại rừng phòng hộ
Bảo vệ rừng phòng hộ thực hiện theo các tiêu chí nào? Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ? (Hình từ Internet)
Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ?
Tại Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định các loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ như sau:
"Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
1. Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6.
2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
3. Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.
4. Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học."
Theo đó được khai thác các loại lâm sản trong rừng phòng hộ gồm:
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
- Khai thác gỗ rừng trồng
Ngoài ra khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì còn có thể khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng.
Khi thai thác các loại lâm sản này phải tuân thủ quy định về điều kiện và đối tượng khai thác như trên.
Những người nào được hưởng lợi từ việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng sau đây được hưởng lợi từ việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ gồm:
- Chủ rừng:
+ Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ là rừng tự nhiên sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước
+ Chủ rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác rừng phòng hộ là rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, hỗ trợ từ các chương trình, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước
- Người được giao, khoán:
+ Lâm sản khai thác từ rừng phòng hộ do người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước, được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được.
+ Người được giao hoặc khoán rừng phòng hộ ổn định được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Ban quản lý rừng phòng hộ:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ được hưởng giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản; thực hiện chi trả cho người nhận khoán
+ Ban quản lý phải chia sẻ lợi ích cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ rừng theo quy định của Nhà nước.
+ Được hưởng toàn bộ sản phẩm nông, ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?