Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện hiện chức năng gì và có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện những chức năng gì?
Chức năng của Báo VietNamNet được quy định tại Điều 1 Quyết định 1092/QĐ-BTTTT năm 2019 như sau:
Vị trí và chức năng
Báo VietNamNet là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của Bộ; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin về lĩnh vực thông tin và truyền thông, tình hình đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trong và ngoài nước.
Báo VietNamNet là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo Luật Báo chí và các quy định khác có liên quan; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Báo VietNamNet có tên giao dịch quốc tế: VietNamNet
Theo đó, Báo VietNamNet thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của Bộ; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin về lĩnh vực thông tin và truyền thông, tình hình đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trong và ngoài nước.
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo VietNamNet được quy định tại Điều 2 Quyết định 1092/QĐ-BTTTT năm 2019 như sau:
- Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định khác được quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí.
- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Báo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thông tin về lĩnh vực thông tin và truyền thông, tình hình thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ trong nước và thế giới phù hợp với các quy định của pháp luật về báo chí.
- Tổ chức diễn đàn trao đổi, thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội vì sự nghiệp thông tin và truyền thông Việt Nam.
- Tổ chức sản xuất và phát hành các ấn phẩm của Báo theo quy định của pháp luật. Thực hiện cung ứng ấn phẩm Bưu điện Việt Nam và các dịch vụ khác về thông tin, tuyên truyền do Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản và phân cấp của Bộ trưởng.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên của Báo.
- Được chủ động tổ chức các hoạt động kinh doanh phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Báo theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu, bảo toàn và phát triển các nguồn lực được giao, bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh dịch vụ cung cấp các tiện ích và nội dung trên mạng thông tin di động, internet;
+ Dịch vụ quảng cáo, marketing, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng;
+ Dịch vụ phát hành xuất bản phẩm (sách, báo, tạp chí);
+ Liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước để tổ chức hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận về chủ trương;
+ Tham gia đấu thầu, nhận đặt hàng cung ứng các dịch vụ thông tin, tuyên truyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực của Báo;
+ Các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Báo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Quyết định cử viên chức, người lao động của Báo đi công tác, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng phương án tự chủ trong từng giai đoạn và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt; thực hiện quản lý đầu tư, chế độ kế toán, thống kê theo quy định hiện hành của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Lãnh đạo Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những ai?
Lãnh đạo Báo VietNamNet được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1092/QĐ-BTTTT năm 2019 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo:
Báo VietNamNet có Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập.
Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về mọi hoạt động của Báo và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập điều hành các mặt công tác của Báo và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, Báo VietNamNet có Tổng biên tập và các Phó Tổng biên tập.
- Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về mọi hoạt động của Báo và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
- Phó Tổng biên tập giúp Tổng biên tập điều hành các mặt công tác của Báo và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?