Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?
- Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?
- Ai có trách nhiệm lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận và trình tự chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?
Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình, khu vực hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa (trên luồng, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải) quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này phải có phương án, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công công trình, tổ chức hoạt động.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về đầu tư xây dựng công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa
...
2. Các công trình xây dựng, gồm:
a) Công trình phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
b) Kè, đập thủy lợi, cầu, bến phà;
c) Phong điện, nhiệt điện, thủy điện;
d) Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
đ) Công trình khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
3. Các hoạt động, gồm:
a) Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;
b) Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;
c) Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
...
Như vậy, bắt buộc phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức các hoạt động sau đây:
- Hoạt động thi công công trình (bao gồm hoạt động nạo vét vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu); khai thác tài nguyên, khoáng sản;
- Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề, thực hành đào tạo nghề;
- Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường thủy nội địa.
Bắt buộc phải lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi thực hiện các hoạt động nào? (hình từ internet)
Ai có trách nhiệm lập và thực hiện phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi tổ chức hoạt động liên quan đến đường thủy nội địa?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa
...
2. Trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia, trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản này;
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa có trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận và trình tự chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 5 và 6 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:
* Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông
- Đơn đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Phương án thi công, thời gian, tiến độ thi công công trình, tổ chức hoạt động;
- Phương án bảo đảm an toàn giao thông;
- Bản sao bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, phạm vi khu vực tổ chức thi công công trình, tổ chức hoạt động.
* Trình tự chấp thuận
- Trước khi thi công công trình, tổ chức hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP đề nghị chấp thuận;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông gửi cho chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/NXAG/cho-qua-so-nguoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/hoat-dong-tuan-tra-kiem-soat-an-toan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/luc-luong-tuan-tra-kiem-soat-an-toan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/giao-thong-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/ngoi-cung-hang-ghe-voi-nguoi-lai-xe.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/luat-giao-thong-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/21012025/bai-tuyen-truyen-ve-an-toan-giao-thong-trong-dip-tet-nguyen-dan-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/13012025/an-toan-giao-thong-dip-tet-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/thang-11/25/dieu-kien-to-chuc-kiem-tra-kien-thuc-ve-trat-tu-atgt.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/truong-hop-khong-duoc-vuot-xe-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/thong-tu-73-2024-bca-ve-tuan-tra-xu-ly-vi-pham-cua-csgt.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Bài dự thi Bác Hồ với thiếu nhi năm 2025 tranh vẽ? Mẫu tranh Cuộc thi vẽ tranh Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ năm 2025?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?
- Cảnh sát giao thông được dừng xe để kiểm tra, kiểm soát dựa trên căn cứ nào theo quy định mới? Nội dung kiểm tra khi dừng xe gồm những gì?
- Bằng lái xe A1 cấp trước năm 2025 có được tiếp tục lái xe 150 phân khối không? Có phải thi lại theo luật mới?
- Đồ lễ cúng rằm tháng giêng? Sắm lễ cúng rằm tháng giêng? Mâm cơm cúng rằm tháng giêng chuẩn, đơn giản?