Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì? Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì?
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không được giải thích tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
...
Như vậy, bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh;
Đồng thời, bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không? (Hình từ Internet)
Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?
Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:
Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
1. Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay. Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên, các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay.
Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.
Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.
Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.
Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không?
Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 32/2016/NĐ-CP về chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không như sau:
Chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không
1. Những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không
a) Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
b) Nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
c) Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
d) Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.
Theo quy định trên, chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay phải được cảnh báo hàng không.
Ngoài ra, còn có những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không:
- Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
- Chướng ngại vật nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
- Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.
Tải về Cảnh báo chướng ngại vật hàng không tại đây.
Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.
Như vậy, chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay phải được cảnh báo hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?