Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm có được xác định là tài sản thế chấp không?
- Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm có được xác định là tài sản thế chấp không?
- Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới có phải bồi thường thiệt hại không?
- Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần tài sản tăng thêm do đầu tư được giải quyết như thế nào?
Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm có được xác định là tài sản thế chấp không?
Căn cứ khoản 2 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định;
Quyền của bên thế chấp
1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:
Đầu tư vào tài sản thế chấp
1. Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 321 của Bộ luật Dân sự thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp.
...
Theo đó, bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm đó thuộc tài sản thế chấp.
Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm có được xác định là tài sản thế chấp không? (Hình từ Internet)
Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới có phải bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định:
Đầu tư vào tài sản thế chấp
...
2. Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
a) Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
b) Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
3. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu chấm dứt việc đầu tư nếu việc đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này làm giảm giá trị tài sản thế chấp.
4. Trường hợp bên thế chấp, bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp không tuân thủ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên nhận thế chấp.
5. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba đầu tư vào tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm khác mà các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan không quy định khác thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới phải bồi thường thiệt hại nếu:
- Việc đầu tư vào tài sản thế chấp không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp:
+ Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp;
+ Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp.
- Việc đầu tư vào tài sản thế chấp gây thiệt hại cho bên có tài sản thế chấp.
Bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần tài sản tăng thêm do đầu tư được giải quyết như thế nào?
Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, bên đầu tư vào tài sản thế chấp làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần tài sản tăng thêm do đầu tư được giải quyết như sau:
Trường hợp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới hoặc tài sản tăng thêm do đầu tư (sau đây gọi là tài sản mới phát sinh) không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp thì giải quyết như sau:
- Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì việc xử lý tài sản không bao gồm tài sản mới phát sinh, phần tài sản này được bên nhận thế chấp giao lại cho bên đầu tư;
- Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý bao gồm cả phần tài sản mới phát sinh, bên đầu tư được bên nhận thế chấp thanh toán giá trị phần tài sản này.
Trường hợp tài sản mới phát sinh vừa tiếp tục được dùng để thế chấp vừa được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì áp dụng quy định về một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Trường hợp tài sản mới phát sinh không tiếp tục dùng để thế chấp nhưng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì giải quyết như sau:
- Tài sản mới phát sinh có thể tách rời khỏi tài sản thế chấp mà không làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp so với giá trị của tài sản đó trước khi được đầu tư thì bên nhận bảo đảm mới có quyền tách phần tài sản mà mình nhận bảo đảm;
- Tài sản mới phát sinh không thể tách rời như quy định tại điểm a khoản này thì tài sản được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Giá trị tài sản mới phát sinh được bên nhận thế chấp thanh toán cho bên nhận bảo đảm khác.
Lưu ý:
Bên nhận thế chấp được thanh toán khoản tiền bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật từ số tiền thu được trong xử lý tài sản thế chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?