Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng tài khoản nào để thực hiện giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài?
- Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản gì? Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là gì?
- Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng tài khoản nào để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài?
- Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bao gồm những trường hợp nào?
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản gì? Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là gì?
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-NHNN là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài;
Thực hiện giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.
Trong đó, khoản vay nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN là cụm từ dùng chung để chỉ:
+ Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả)
+ Khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
Dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng tài khoản nào để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài?
Bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng tài khoản nào để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay cụ thể như sau:
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay
1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; thực hiện giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.
2. Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (không bao gồm khoản vay nêu tại điểm c khoản này):
…
3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 12/2022/TT-NHNN về khoản vay phải thực hiện đăng ký như sau:
Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên.
Như vậy, bên đi vay là doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bao gồm những trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 12/2022/TT-NHNN thì các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
- Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
- Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
- Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
- Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm:
+ Nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa,
+ Nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài,
+ Nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN trực tiếp với bên cho vay;
- Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?