Bên giao thầu, bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng là ai? Tải 03 mẫu hợp đồng mới nhất hiện nay?
Bên giao thầu, bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng là ai?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
4. Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.
5. Điều kiện cụ thể của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung của hợp đồng xây dựng,
...
Theo quy định, hợp đồng xây dựng là văn bản thỏa thuận về việc thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, trong đó:
- Bên giao thầu trong hợp đồng xây dựng là một trong những người sau đây:
+Chủ đầu tư;
+ Đại diện của chủ đầu tư;
+ Tổng thầu;
+ Nhà thầu chính.
- Bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng là một trong những người sau đây:
+ Tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư;
+ Nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
(Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu).
Theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-BXD, có 03 mẫu hợp đồng xây dựng sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng tư vấn xây dựng (Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi/Tư vấn khảo sát xây dựng công trình/Tư vấn thiết kế xây dựng công trình/Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD.
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng thi công xây dựng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD.
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng EPC (Hợp đồng Thiết kế - Mua sắm vật tư, thiết bị - Thị công xây dựng công trình) quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD.
Bên giao thầu, bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng là ai? Tải 03 mẫu hợp đồng mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định về tính pháp lý của hợp đồng xây dựng như sau:
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Bên giao thầu, bên nhận thầu trong hợp đồng xây dựng có phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:
Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
b) Quản lý về chất lượng;
c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
3. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.
...
Như vậy, bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng.
Và người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi người lao động cung cấp thông tin không trung thực trong hợp đồng lao động không?
- Mẫu Phiếu thảo luận góp ý đánh giá chi bộ và đảng viên cuối năm? Khung tiêu chí đánh giá chi bộ và đảng viên là gì?
- Tải mẫu bảng tổng hợp khối lượng xây dựng mới nhất, chuẩn Thông tư 13? Yêu cầu trong xây dựng bảng tổng hợp khối lượng xây dựng?
- Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ khi đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo phải có chữ ký của ai?