Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi xảy ra sự cố công trình xây dựng?

Cho hỏi bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi xảy ra sự cố công trình xây dựng? Tôi là Linh Trang, vừa qua công ty tôi mua bảo hiểm công trình xây dựng của một doanh nghiệp bảo hiểm ở quận Ba Đình. Tuy nhiên vì xảy ra sự cố công trình xây dựng mà doanh nghiệp bảo hiểm đó phải bồi thường bảo hiểm cho công ty tôi.

Giám định tổn thất công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về giám định tổn thất như sau:

"Điều 16. Giám định tổn thất
1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cơ quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định."

Giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi xảy ra sự cố công trình xây dựng?

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết bồi thường bảo hiểm như thế nào khi xảy ra sự cố công trình xây dựng?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm như sau:

(1) Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

Đối với bên mua bảo hiểm:

- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc, sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày xảy ra sự cố công trình xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Sau khi thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ có giá trị không vượt quá mức khấu trừ tương ứng quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).

Trong các trường hợp khác, trước khi thực hiện sửa chữa hay thay thế, bên mua bảo hiểm phải được doanh nghiệp bảo hiểm giám định tổn thất. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành giám định tổn thất trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sự cố công trình xây dựng, người được bảo hiểm có quyền tiến hành việc sửa chữa hay thay thế. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả chi phí sửa chữa hay thay thế các hạng mục bị tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện bên mua bảo hiểm phải tiến hành sửa chữa hay thay thế kịp thời.

- Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm giám định các bộ phận đó.

- Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.

- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 18 Thông tư này và tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

- Thực hiện giám định tổn thất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

- Hướng dẫn, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

- Lập tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.

- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường bảo hiểm các khoản thiệt hại vật chất mà người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và khi các khoản đó đã được tính vào số tiền bảo hiểm.

(3) Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong hợp đồng bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được thì phải sửa chữa, số tiền bồi thường là chi phí cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất sau khi trừ đi phần giá trị thu hồi (trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất) và mức khấu trừ.

- Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thị trường của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế trừ đi mức khấu trừ. Trường hợp bên mua bảo hiểm thu hồi tài sản bị tổn thất, số tiền bồi thường bảo hiểm là giá trị thực tế của hạng mục đó tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất trừ đi mức khấu trừ và giá trị thu hồi tài sản bị tổn thất.

(4) Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chịu nếu như việc sửa chữa đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng tổng chi phí sửa chữa theo phương án sửa chữa cuối cùng của hạng mục bị tổn thất.

(5) Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường mọi chi phí nhằm cải hoán, bổ sung, nâng cấp các hạng mục được bảo hiểm.

(6) Nếu bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm thì mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

(7) Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng bao gồm những gì?

Theo Điều 18 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định hồ sơ bồi thường bảo hiểm như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

(1) Thông báo sự cố công trình xây dựng và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

(2) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

(3) Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

- Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của bên lập hồ sơ) (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

(4) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

(5) Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

(6) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Bồi thường bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm đối với công trình trong thời hạn xây dựng
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
Pháp luật
Nhượng tái bảo hiểm được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm bị sáp nhập thì có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu giữ thông tin công khai về việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
3,175 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm Bồi thường bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào